Lý thuyết phép trừ và phép chia

Lý thuyết phép trừ và phép chia: Định nghĩa số bị trừ, số trừ, hiệu. Định nghĩa số bị chia, số chia, thương.

1. Định nghĩa số bị trừ, số trừ, hiệu

Cho hai số tự nhiên a và b. Nếu có số tự nhiên x mà b + x = a thì ta có phép trừ a – b = x. Số a gọi là số bị trừ, số b là số trừ, số x là hiệu số.

Lưu ý:

– Nếu b + x = a thì x = a – b và b = a – x.

– Nếu x = a – b thì b + x = a và b = a – x.

– Điều kiện để thực hiện được phép trừ là số bị trừ phải lớn hơn hay bằng số trừ.

2. Định nghĩa số bị chia, số chia, thương

Cho hai số tự nhiên a và b, với b ≠ 0. Nếu có số tự nhiên x mà b . x = a thì ta có phép chia hết a : b = x. Số a gọi là số bị chia, số b là số chia, số x là thương.

Lưu ý:

– Nếu b . x = a thì x = a : b nếu b ≠ 0 và b = a : x nếu x ≠ 0.

– Nếu x = a : b thì b . x = a và nếu a ≠ 0 thì b = a : x.

3. Cho hai số tự nhiên a và b, với b ≠ 0, ta luôn tìm được hai số tự nhiên q và r sao cho a = bq + r, trong đó 0 ≤ r < b.

Khi r ≠ 0 ta nói rằng ta có phép chia có dư với a là số bị chia, b là số chia, q là thương, r là số dư.

4. Số chia bao giờ cũng khác 0

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *