Soạn bài Bố cục của văn bản siêu ngắn

Soạn bài Bố cục của văn bản siêu ngắn nhất trang 24 SGK ngữ văn 8 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài

Phần I

BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN

1. 

Trả lời câu 1 (trang 24 SGK Ngữ văn 8, tập 1):  

Văn bản trên có 3 phần:

– Mở bài (từ đầu đến “danh lợi”): giới thiệu khái quát về nhân vật Chu Văn An.

– Thân bài (“Học trò theo ông” đến “không cho vào thăm”): những biểu hiện chứng tỏ “đạo cao đức trọng” của thầy Chu Văn An.

– Kết bài (“Khi ông mất” đến hết): tình cảm của người đời dành cho Chu Văn An khi ông mất.

2.

Trả lời câu 2 (trang 24 SGK Ngữ văn 8, tập 1):  

– Phần MB: Giới thiệu nhân vật và nội dung câu chuyện sẽ kể.

– Phần TB: kể diễn biến câu chuyện về ông Chu Văn An dạy học.

– Phần KB: nêu hai câu nhận định, đánh giá về ông.

3.

Trả lời câu 3 (trang 24 SGK Ngữ văn 8, tập 1):  

– Phẩn mở đầu: Giới thiệu về chủ đề văn bản (người thầy Chu Văn An- tài cao đức trọng).

– Phần thân bài: Trình bày các khía cạnh liên quan tới chủ đề của văn bản. Giải quyết chủ đề đã nêu ở phần mở bài.

– Phần kết: Tổng kết các chủ đề của văn bản.

-> Cả ba phần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, các phần được sắp xếp theo trình tự hợp lý để thể hiện chủ đề của văn bản.

 4. 

Trả lời câu 4 (trang 24 SGK Ngữ văn 8, tập 1):

Bố cục của văn bản gồm 3 phần:

– Phần mở bài: Giới thiệu nội dung, thu hút sự chú ý của người đọc.

– Phần thân bài: Phát triển và giải quyết một cách cụ thể vấn đề đã nêu ở phần mở bài.

– Phần kết bài: Tóm tắt kết luận và đáp ứng sự chờ đợi của người đọc. 

Phần II

CÁCH BỐ TRÍ, SẮP XẾP NỘI DUNG PHẦN THÂN BÀI CỦA VĂN BẢN

1. 

Trả lời câu 1 (trang 25 SGK Ngữ văn 8, tập 1):  

Phần thân bài của văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được sắp xếp dựa trên cơ sở là hồi kí: nhớ lại các sự việc, tình tiết diễn ra vào buổi đầu đi học.

2. 

Trả lời câu 2 (trang 25 SGK Ngữ văn 8, tập 1):  

Văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của cậu bé Hồng. 

3. 

Trả lời câu 3 (trang 25 SGK Ngữ văn 8, tập 1):  

Tuỳ theo từng đối tượng và mục đích miêu tả, người ta có thể miêu tả theo trình tự từ khái quát đến cụ thể hoặc ngược lại.

4. 

Trả lời câu 4 (trang 25 SGK Ngữ văn 8, tập 1):  

Phần thân bài trong bài văn Người thầy đạo cao đức trọng trình bày các ý làm sáng tỏ luận đề trên, các ý này được sắp xếp theo trình tự nhất định.

   Phân tích trình bày làm sáng tỏ luận đề “Chu Văn An là người thầy đạo cao đức trọng”.

5.

Trả lời câu 5 (trang 25 SGK Ngữ văn 8, tập 1):

– Người ta thường sắp xếp nội dung phần Thân bài của văn bản theo 1 số cách sau: (không gian – thời gian, khái quát – cụ thể, mạch phát triển của vấn đề, mạch suy luận, liên tưởng, …)

– Nhìn chung, người ta có thể linh hoạt trong việc bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản miễn sao đảm bảo tính thống nhất chủ đề, sự mạch lạc trong triển khai chủ đề, giúp người đọc tiếp nhận được nội dung muốn biểu đạt.

Phần III

LUYỆN TẬP

Bài 1:

Trả lời câu 1 (trang 26 SGK Ngữ văn 8, tập 1):  

a: Miêu tả cảnh sân chim đông đúc, náo động.

   Bố cục ba phần, miêu tả từ khái quát đến cụ thể, từ xa đến gần

b: Trình bày ý theo thứ tự không gian:

– Ba Vì – xung quanh Ba Vì. 

– Riêng về Ba Vì lại trình bày theo thứ tự thời gian.

c: Hai luận cứ được sắp xếp theo tầm quan trọng của chúng đối với luận điểm cần chứng minh:

“Lịch sử thường sẵn những trang đau thương… Ta thử lấy truyện Hai Bà Trưng mà xét…”

– “Nghe Truyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi thường tưởng tượng đến một trang nam nhi…” (Nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa…)

Bài 2: 

Trả lời câu 2 (trang 27 SGK Ngữ văn 8, tập 1):

Nếu phải trình bày về lòng thương mẹ của chú bé Hồng ở văn bản Trong lòng mẹ, em sẽ trình bày và sắp xếp chúng như sau:

– Nêu bật tình cảm, thái độ của chú bé Hồng khi nói chuyện (đối thoại) với bà cô về mẹ.

– Vì thương mẹ, bé Hồng ghét những hủ tục phong kiến vô lí. Nêu lên câu nói đầy căm phận với hủ tục đó.

– Vì nỗi mong nhớ, thương yêu mẹ thường trực nên thoáng thấy bóng người trên xe kéo là bé Hồng chạy theo.

– Kể lại những phút bé Hồng sung sướng được ở bên mẹ.

Bài 3:

Trả lời câu 3 (trang 27 SGK Ngữ văn 8, tập 1):

   Có thể sắp xếp các ý theo hai nhóm: giải thích câu tục ngữ và chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ.

– Nghĩa đen và nghĩa bóng của vế Đi một ngày đàng;

– Nghĩa đen và nghĩa bóng của vế học một sàng khôn;

– Các vị lãnh tụ bôn ba tìm đường cứu nước;

– Những người thường xuyên chịu khó hoà mình vào đời sống sẽ nắm chắc tình hình, học hỏi được nhiều điều bổ ích;

– Trong thời kì đổi mới, nhờ giao lưu với nước ngoài, ta học tập được công nghệ tiên tiến của thế giới.

Chia sẻ: Tailieuhay.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *