Soạn bài Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm siêu ngắn

Soạn bài Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm siêu ngắn nhất trang 92 SGK ngữ văn 8 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài

Phần I

DÀN Ý CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ

1. Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự

Trả lời câu hỏi (trang 94 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

a. 

Bài văn trên có thể chia làm ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài.

– Mở bài: Từ đầu đến “bao nhiêu thứ bày la liệt trên bàn”. Kể và tả lại quang cảnh chung của buổi sinh nhật.

– Thân bài: Từ “Vui thì vui thật” đến “Trinh vẫn lặng lẽ cười, chỉ gật đầu không nói”: Kể về món quà sinh nhật độc đáo của người bạn.

– Kết bài: Từ “Cảm ơn Trinh quá” đến “đến hôm nay có được chùm quả Làng tươi thơm mát này…”: Cảm nghĩ của người bạn về món quà sinh nhật.

b.

 – Bài văn kể về ngày sinh nhật của Trang, về món quà độc đáo của Trinh. Người kể là Trang ở ngôi thứ nhất.

   – Câu chuyện xảy ra ở nhà Trang vào buổi sinh nhật, khi mọi người đều đến mừng sinh nhật Trang, chỉ có thiếu Trinh là người bạn thân.

   – Chuyện xảy ra với các nhân vật: Trang, Thanh, anh Toàn, Trinh, các bạn Trang. Trinh là nhân vật chính.

   – Câu chuyện diễn ra: bắt đầu từ buổi sinh nhật, từ chuyện Trinh mãi chưa tới khiến Trang trách móc và lo lắng. Đỉnh điểm của câu chuyện ở việc Trinh đến mang theo món quà độc đáo, và Trang nhận ra “âm mưu” mà Trinh từng nói. Sự bất ngờ nằm ở kỉ niệm đẹp của Trang và Trinh trong vườn ổi.

   – Yếu tố miêu tả và biểu cảm kết hợp khi tả người ra vào tấp nập, tả chiếc bình hoa, cành ổi, chùm quả, trong câu trách của Trang, cảm giác Trang khi nhớ lại kỉ niệm.

   c. Những nội dung của ý (b) được tác giả kể theo trình tự thời gian của buổi sinh nhật và sự hồi tưởng đưa trở ngược quá khứ.

2. Dàn ý của một bài văn tự sự

   (SGK trang 95)

Phần II

LUYỆN TẬP

Câu 1:

Câu 1::

Trả lời câu 1 (trang 95 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Từ văn bản Cô bé bán diêm hãy lập dàn ý

* Mở bài: Quang cảnh đêm giao thừa và gia cảnh cô bé bán diêm.

* Thân bài: (Theo trình tự thời gian)

   – Cảnh giá rét của đêm và cảnh ngộ đáng thương.

   – 4 lần quẹt diêm:

       + Lần thứ nhất hiện ra một cái lò sưởi.

       + Lần thứ hai là bàn ăn thịnh soạn.

       + Lần thứ ba thấy một cây thông Nô-en.

       + Lần thứ tư được gặp người bà hiền hậu.

   – Kết quả: mọi thứ hiện ra khi quẹt diêm đều là ảo ảnh.

   – Các yếu tố miêu tả và biểu cảm được đan xen, mỗi lần quẹt diêm đều là ảo ảnh và cảm giác.

* Kết bài: Kết cục cô bé đã chết vì lạnh và đói, nhưng không ai biết về những điều kì diệu mà cô bé đã thấy.

Câu 2:

Trả lời câu 2 (trang 95 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Lập dàn ý cho đề bài: “Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi”

* Mở bài: Giới thiệu đôi nét về người bạn tuổi thơ và kỉ niệm không quên.

* Thân bài: Kế về kỉ niệm còn nhớ mãi ấy:

– Xảy ra ở đâu, lúc nào, với ai?

– Diễn ra như thế nào? (Bắt đầu ra sao? Diễn biến thế nào? Kết quả ra sao?)

– Điều gì khiến em xúc động. Xúc động ra sao? Các biểu hiện của sự xúc động ấy.

* Kết bài. Suy nghĩ của em về kỉ niệm đó.

Chia sẻ: Tailieuhay.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *