Soạn bài Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm siêu ngắn nhất trang 134 SGK ngữ văn 8 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Phần I
DẤU NGOẶC ĐƠN
Trả lời câu hỏi (trang 134 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
Dấu ngoặc đơn có tác dụng:
a, (những người bản xứ) – giải thích
b, (ba khía là một loại còng biển lai cua, càng sắc tím đỏ, làm mắm xé ra trộn tỏi ớt ăn rất ngon) – thuyết minh
c, (701 – 762) – bổ sung thêm
Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa của những đoạn trích trên không thay đổi, vẫn đầy đủ ý nghĩa.
Phần II
DẤU HAI CHẤM
Trả lời câu hỏi (trang 135 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
Tác dụng của dấu hai chấm:
a) Báo trước lời đối thoại (của Dế Mèn nói với Dê Choắt và của Dế Choắt nói với Dế Mèn).
b) Báo trước lời dẫn trực tiếp (Thép Mới dẫn lại lời của người xưa).
c) Phần giải thích lí do thay đổi tâm trạng của tác giả trong ngày đầu tiên đi học.
Phần III
LUYỆN TẬP
Câu 1: => 3
1.
Trả lời câu 1 (trang 135 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
a, Dấu ngoặc đơn để giải thích nghĩa cho các từ Hán Việt:
+ “tiệt nhiên” (rõ ràng, dứt khoát không thể khác).
+ “định phận tại thiên thư” (định phận tại sách trời).
+ “hành khan thủ bại hư” (chắc chắn sẽ nhận lấy thất bại).
b, Dấu ngoặc đơn ở đây để giải thích thêm, chú thích thêm về chiều dài cây cầu.
c, Dấu ngoặc đơn dùng để bổ sung thêm thông tin.
2.
Trả lời câu 2 (trang 136 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
a, Dấu hai chấm để đưa ra ý giải thích cho điều đã nói (ý rằng thách cưới nặng quá).
b, Dấu hai chấm thứ nhất để đưa ra lời đối thoại trực tiếp. Dấu hai chấm thứ hai để báo hiệu nội dung giải thích.
c, Dấu hai chấm để báo hiệu sự liệt kê những tính chất đẳng lập để giải thích cho ý đã nói trước (óng ánh đủ màu).
3.
Trả lời câu 3 (trang 136 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
Sau từ “rằng” có thể sử dụng hoặc bỏ dấu hai chấm
+ Khi sử dụng: dấu hai chấm sẽ dẫn ra lời nói trực tiếp, hoặc gián tiếp với mục đích nhấn mạnh, trình bày thông tin.
+ Khi không sử dụng: phần đứng sau không được nhấn mạnh nữa.
Câu 4: => 6
4.
Trả lời câu 4 (trang 116 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
– Có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn nhưng khi thay nghĩa của câu có thay đổi.
– Nếu viết lại “Phong Nha gồm: Động khô và Động nước” thì không thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn, vì trong câu này vế “Động khô và Động nước” không thế coi là thuộc phần chú thích.
5.
Trả lời câu 5 (trang 116 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
– Bạn học sinh đó chép dấu ngoặc đơn đó sai, vì bạn còn thiếu phần “đóng ngoặc”.
– Phần ở trên dấu ngoặc đơn là thành phần phụ của câu.
6.
Trả lời câu 6 (trang 116 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
Văn bản Bài toán dân số (Theo Thái An, Báo Giáo dục & Thời đại Chủ nhật) đề ra vấn đề cấp thiết của việc hạn chế sự gia tăng dân số nếu con người còn muốn “tồn tại”. Từ câu chuyện bài toán cổ, tác giả đưa người đọc tới việc suy nghĩ, tư duy, liên tưởng tới tình hình phát triển, gia tăng dân số đáng lo ngại của thế giới. Đặc biệt tình trạng gia tăng dân số quá mức xảy ra nhiều ở các nước chậm phát triển kéo theo sự thụt lùi về kinh tế và những vấn đề an sinh. Vì vậy cần có giải pháp hợp lý cho: Bài toán dân số.
Chia sẻ: Tailieuhay.net