Soạn bài Viết bài tập làm văn số 1 – Văn tự sự siêu ngắn

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 1 – Văn tự sự siêu ngắn nhất trang 37 SGK ngữ văn 8 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài

Đề 1

Trả lời đề 1 (trang 37 SGK Ngữ văn 8, tập 1): 

Kể lại những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học

Gợi ý dàn bài:

1. Mở bài: Nhắc lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học em thấy ấn tượng nhất (thời gian, địa điểm…).

2. Thân bài:

– Cảm xúc đêm trước ngày khai trường:

   + Vui mừng, háo hức chuẩn bị đồ đạc (cặp sách, quần áo…).

   + Hồi hộp, lo lắng, không ngủ được.

– Cảnh vật trên đường tới trường.

   + Con đường tới trường với bố/ mẹ khác trở nên lạ thường.

   + Cảnh bầu trời, hàng cây, chim chóc….

– Tả về ngôi trường mới

   + Quang cảnh sân trường: bạn bè mới, thầy cô mới, học sinh khóa trên…

   + Cảnh lớp học: bàn ghế, cách trang trí lớp học.

  – Tả về cảnh buổi lễ khai giảng

   + Xếp hàng chào cờ và dự lễ khai giảng.

   + Thầy/ cô hiệu trưởng phát biểu, đánh trống chào năm học mới.

   + Các tiết mục văn nghệ chào mừng lễ khai giảng.

   + Cảm xúc khi được trở thành học sinh ngồi phía dưới lắng nghe thầy cô.

  – Vào nhận lớp học

   + Cảm xúc khi gặp và nghe cô giáo chủ nhiệm làm quen với lớp.

   + Cảm xúc khi có chỗ ngồi riêng, có bạn mới bên cạnh.

3. Kết bài: Khẳng định kỉ niệm ngày đầu tiên đi học luôn sâu đậm, đó là một phần của tuổi thơ.

Đề 2

Trả lời đề 2 (trang 37 SGK Ngữ văn 8, tập 1): 

Người ấy (bạn, thầy giáo, cô giáo, người thân…) sống mãi trong lòng tôi

Gợi ý dàn bài:

1. Mở bài: giới thiệu về người thân luôn sống mãi trong trái tim em (cha, mẹ, người thân gia đình, bạn thân, thầy cô, …)

2. Thân bài:

  – Giới thiệu bao quát: những đặc điểm nổi bật về ngoại hình:

   + Hình dáng, nước da, mái tóc, nụ cười, giọng nói.

   + Đặc tả điểm đặc biệt nhất của ngoại hình (tự chọn).

  – Điểm qua về tính cách, sở thích, thái độ, nghề nghiệp, tuổi tác.

   + Chọn đặc điểm quan trọng về tính cách, thái độ khiến em thấy ấn tượng, đáng học hỏi.

  – Kỉ niệm đáng nhớ nhất với người đặc biệt đó.

  – Cảm xúc của em dành cho người “sống mãi trong lòng”.

3. Kết bài: Khẳng định tình cảm của mình dành cho người đặc biệt đó.

Đề 3

Trả lời đề 3 (trang 37 SGK Ngữ văn 8, tập 1): 

Tôi thấy mình đã lớn khôn.

Gợi ý dàn bài:

1. Mở bài: Thời điểm em nhận ra sự trưởng thành của mình.

2. Thân bài

Sự trưởng thành về mặt: thể chất, tinh thần, suy nghĩ…

  – Đối với nữ

   + Ngoại hình, vóc dáng:

   + Chiều cao: cao hơn trước.

   + Giọng nói: trong trẻo và ngọt ngào hơn.

   + Cơ thể: cơ thể phát triển tốt trông dịu dàng, nữ tính hơn.

   + Trí tuệ: Cảm tháy bản thân hiểu rõ mình, giải quyết vấn đề nhanh và sâu sắc hơn.

  – Tính cách:

   + Bớt vội vàng hơn trước, làm mọi việc cẩn thận và suy nghĩ chín chắn hơn.

   + Chăm chải chuốt, chăm lo cho vẻ bên ngoài nhiều hơn trước khi đứng trước người khác.

   + Biết quan tâm tới mọi người xung quanh, biết thương yêu và giữ ý hơn trước.

   + Hay thẹn thùng trước các bạn khác giới.

  – Các biểu hiện của sự khôn lớn:

   + Tự giác trong các hoạt động chăm sóc, vệ sinh cá nhân mà không cần mẹ phải nhắc nhở.

   + Giúp đỡ bố mẹ công việc nhà một cách tự giác và làm chỉn chu.

   + Nhường nhịn em nhỏ ít tuổi hơn

   + Biết thương yêu và quan tâm tới bố mẹ.

   + Biết tự chăm sóc bản thân chu đáo hơn.

3. Kết bài:

– Quá trình khôn lớn, trưởng thành là điều thú vị, hạnh phúc.

– Nêu cảm nghĩ của bản thân về sự trưởng thành và những dự định khi ta đã lớn.

Loigiaihay

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *