Soạn Đọc thêm: Bác ơi siêu ngắn

Soạn bài Đọc thêm: Bác ơi siêu ngắn nhất trang 163 SGK ngữ văn 12 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài

Câu 1:

Trả lời câu 1 trang 169 SGK Ngữ văn 12, tập 1

– Khung cảnh tang lễ bi thương với sự vỡ òa đau đớn của con người và thiên nhiên: đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa.

– Khung cảnh ngôi nhà sàn Bác vẫn ở trở nên trống trải, lạnh lẽo, không còn hơi ấm và hoạt động của Bác: vườn rau, mấy gốc dừa ướt lạnh, chiếc chuông nhỏ không còn reo, phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn.

– Thảng thốt không tin vào sự thật phũ phàng rằng Bác đã ra đi: Bác đã đi rồi sao Bác ơi?, xót xa khi kháng chiến gần đến ngày thành côngnhưng Bác lại không còn: Mùa thu đang đẹp…/…/…thấy Bác cười.

– Mọi vật trở nên côi cút, vô nghĩa, trống trải khi không còn Bác ở bên: Trái bưởi kia vàng ngọt với ai/…/Quanh mặt hồ in mây trắng bay.

=> Nỗi đau đớn và tiếc thương vô bờ bến của cả dân tộc trước sự ra đi của Bác.

Câu 2:

Trả lời câu 2 trang 169 SGK Ngữ văn 12, tập 1 

– Lí tưởng và lẽ sống cao cả: Bác dành cả cuộc đời lo nghĩ và đấu tranh cho tự do, hạnh phúc của nhân dân, cho nền tự do độc lập của dân tộc: 

– Tình yêu thương quảng đại dành cho con người và vạn vật: như lòng mẹ, yêu thương từ mỗi đời nô lệ đến em thơ, cụ già; từ sự sống non tơ gần gũi quanh mình như mầm non, trái chín, ngọn lúa, cành hoa đến non sông, mọi kiếp người, dân nước, năm châu…

– Đức tính khiêm tốn, giản dị, sự hi sinh quên mình vì dân vì nước: Một đời thanh bạch chẳng vàng son/Mong manh áo vải hồn muôn trượng/Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.

=> Hình tượng Bác Hồ vừa vĩ đại, cao cả vừa bình dị, gần gũi.

Câu 3:

Trả lời câu 3 trang 169 SGK Ngữ văn 12, tập 1 

– Nhớ thương Bác không nguôi (Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu) nhưng phải nén đau thương vì cuộc cách mạng giải phóng đất nước còn dang dở như lời Bác dặn: Còn non nước.

– Thành kính tiễn biệt Bác về cõi bất tử, thế giới Người Hiền: Bác đã lên đường, theo tổ tiên/…/Dắt chúng con cùng nhau tiến lên. 

– Trước tấm gương và di sản mà Bác để lại, nhà thơ nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung tâm nguyện theo mãi con đường mà Bác dã chỉ ra cho toàn dân tộc: Nhớ đôi dép cũ nặng công ơn/…/Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn. 


Bố cục

Bố cục (3 phần)

– Phần 1 (4 khổ đầu): Nỗi đau xót lớn lao khi Bác Hồ qua đời

– Phần 2 (6 khổ tiếp): Hình tượng Bác Hồ

– Phần 3 ( 3 khổ còn lại): Cảm nghĩ của mọi người Việt Nam trước sự ra đi của Bác

ND chính

– Bài thơ như một tiếng khóc tiễn biệt, một “điếu văn bi hùng” bằng thơ. Thông qua tiếng khóc đau xót, bài thơ đã khắc hoạ hình tượng Bác Hồ. Một con người sống có lí tưởng cao cả, giàu tình nhân ái, ân nghĩa, sống khiêm tốn, giản dị và quên mình. Đồng thời bài thơ còn là sự bày tỏ tình cảm của mọi người Việt Nam trước sự ra đi của Bác. 

 Chia sẻ: Tailieuhay.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *