Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 6 giúp các em học sinh ôn tập lại lý thuyết, luyện tập các dạng bài khác nhau để chuẩn bị cho bài thi học kì 2 đạt kết quả cao. Mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết dưới đây:
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 6
Câu 1: Khái niệm vi sinh vật? Đặc điểm chung của VSV?
- Vi sinh vật là những cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn rõ chúng dưới kính hiển vi. Phần lớn vi sinh vật là những cơ thể đơn bào nhân sơ (đường kính tế bào khoảng 0,2 – 2m) hoặc nhân thực (đường kính tế bào khoảng 10 – 100m), một số là tập hợp đơn bào.
- Đặc điểm chung: hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh, sinh trưởng và sinh sản rất nhanh, phân bố rộng.
Câu 2: Môi trường và các kiểu dinh dưỡng
Các loại môi trường cơ bản:
- Môi trường tự nhiên là môi trường chứa các chất tự nhiên không xác định được số lượng, thành phần.
- Môi trường tổng hợp là môi trường trong đó các chất đều đã biết t/p hóa học và số lượng.
- Môi trường bán tổng hợp là môi trường trong đó có một số chất tự nhiên không xác định được thành phần và số lượng.
Các kiểu dinh dưỡng:
Dựa vào nhu cầu của sinh vật về nguồn năng lượng và nguồn cacbon, chia thành 4 kiểu dinh dưỡng: quang tự dưỡng, quang dị dưỡng, hóa tự dưỡng và hóa dị dưỡng.
Câu 3: Trình bày quá trình hô hấp và lên men.
- Đều là quá trình phân giải chất hữu cơ để giải phóng năng lượng.
- Môi trường có oxi thì thực hiện quá trình hô hấp hiếu khí, môi trường không có oxi thì thực hiện quá trình lên men hoặc hô hấp kị khí.
So sánh quá trình hô hấp kị khí, hô hấp hiếu khí và lên men:
Hô hấp kị khí | Hô hấp hiếu khí | Lên men | |
Khái niệm | Là quá trình phân giải cacbohiđrat. | Là quá trình oxi hóa các phân tử hữu cơ. | Là sự phân giải cacbohiđrat xúc tác bởi enzim. |
Điều kiện xảy ra | Không có oxi | Có oxi | Không có oxi |
Nơi diễn ra | Màng sinh chất ở vi khuẩn và màng trong ti thể của vi sinh vật nhân thực | Trong tế bào chất | |
Chất nhận điện tử | Các phân tử vô cơ | Oxi | Các phân tử vô cơ |
Sản phẩm | ATP | CO2, H2O và ATP | Rượu, giấm, axit lactic |
BÀI 25: SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT
Câu 1: Thế nào là sinh trưởng của vi sinh vật? Thời gian thế hệ là gì?
Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào của quần thể.
Thời gian từ khi sinh ra một tế bào cho đến khi tế bào đó được phân chia hoặc số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi gọi là thời gian thế hệ (g):
Nt = No. 2n
Câu 2: Thế nào là nuôi cấy liên tục và nuôi cấy liên tục?
Nuôi cấy không liên tục là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.
Quần thể VK trong nuôi cấy ko liên tục gồm 4 pha:
- Pha tiềm phát (pha lag): VK thích nghi vs môi trường, số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng. Enzim hình thành để phân giải cơ chất.
- Pha lũy thừa (pha log): VK sinh trưởng vs tốc độ lớn nhất và không đổi, số lượng tế bào trong quần thể tăng lên rất nhanh.
- Pha cân bằng: Số lượng VK trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian, vì số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi.
- Pha suy vong: Số tế bào trong quần thể giảm dần do tế bào trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều.
Nuôi cấy liên tục là môi trường nuôi cấy được bổ sung liên tục chất dinh dưỡng, đồng thời lấy đi một lượng dịch nuôi cấy tương đương.