Phép quy nạp và phương pháp quy nạp toán học ở trường phổ thông

Phép quy nạp và phương pháp quy nạp toán học ở trường phổ thông là đề tài sáng kiến đổi mới phương pháp giảng dạy Toán học.

Toán học là một môn khoa học suy diễn. Các kết luận Toán học đều được chứng minh một cách chặt chẽ. Nhưng trong quá trình hình thành, trước khi có những kết luận mang tính tổng quát, toán học cũng đã phải tiến hành xét các trường hợp cụ thể, riêng biệt. Ta phải đối chiếu các quan sát được, suy ra các điều tương tự, phải thử đi thử lại, … để từ đó dự đoán về một định lý toán học, trước khi chứng minh chúng. Bên cạnh đó, ta phải dự đoán ra ý của phép chứng minh trước khi đi vào chứng minh chi tiết.

Hiện nay, chúng ta đang tiến hành đổi mới giáo dục. Để công cuộc đổi mới thành công thì phải gắn chặt việc đổi mới nội dung chương trình – SGK với việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Một trong các xu hướng đổi mới phương pháp giảng dạy môn Toán hiện nay là dạy cho học sinh biết dự đoán, dạy cho học sinh biết suy luận có lý.

Thực tế là các sách giáo khoa Toán bậc THCS hiện nay, cấu trúc một bài học thường là:

Phần 1.  Xét các các trường hợp cụ thể: tính toán, đo đạc, so sánh, … trên các đối tượng khác nhau.

Phần 2. Dự đoán kết luận khái quát: nêu ra một mệnh đề tổng quát.

Phần 3. Chứng minh ( hoặc công nhận ) mệnh đề tổng quát, tuỳ đối tượng và trình độ  học sinh.

Phần 4. Các ví dụ và bài tập vận dụng.

Như thế học sinh được quan sát, thử nghiệm, dự đoán rồi bằng suy luận để đi đến kiến thức mới, sau đó vận dụng kiến thức mới vào các tình huống khác nhau.

Chúng ta xét một số bài học cụ thể sau:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *