Thánh Gióng

Soạn bài Thánh Gióng siêu ngắn nhất trang 19 SGK ngữ văn 6 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài

Câu 1:

Bố cục: 4 đoạn

– Đoạn 1 (Từ đầu … đến “đặt đâu thì nằm đấy”): Sự ra đời kì lạ của Gióng.

– Đoạn 2 (Tiếp theo … đến “giết giặc,cứu nước”): Gióng gặp sứ giả và sự lớn nhanh kì lạ của Gióng.

– Đoạn 3 (Tiếp theo … đến “từ từ bay lên trời”): Gióng cùng nhân dân chiến đấu và chiến thắng giặc Ân.

– Đoạn 4 (Còn lại): Gióng bay về trời.

Nội dung chính: Truyện Thánh Gióng ca ngợi tình yêu nước, tinh thần bất khuất chiến đấu chống giặc ngoại xâm vì độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam thời cổ đại.

Trả lời câu 1 (trang 22, SGK Ngữ văn 6, tập 1): 

– Trong truyện “Thánh Gióng” có các nhân vật: Thánh Gióng, mẹ Thánh Gióng, sứ giả, nhà vua, dân làng và giặc Ân.

– Nhân vật chính trong truyện là Thánh Gióng.

– Những chi tiết tưởng tượng kì ảo khi xây dựng nhân vật Thánh Gióng:

+ Ra đời: bà mẹ mang thai 12 tháng kể từ ngày ướm chân vào vết chân to trên ruộng.

+ Ba năm Gióng không biết nói, cười, cũng chẳng biết đi, đặt đâu nằm đấy.

+ Nghe thấy tiếng sứ giả bỗng cất tiếng nói, từ đó lớn nhanh như thổi: ăn bao nhiêu cũng không đủ no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ.

+ Biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng.

+ Cưỡi ngựa ra trận đánh giặc, Gióng nhổ tre đánh tan giặc Ân rồi bay về trời.

Câu 2:

Trả lời câu 2 (trang 22, SGK Ngữ văn 6, tập 1):  

Ý nghĩa của các chi tiết:

a) Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc:

Ca ngợi lòng yêu nước, ý thức đánh giặc trong con người Thánh Gióng.

b) Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc:

Để chiến thắng giặc ta phải chuẩn bị từ lương thực cho đến vũ khí.

c) Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé:

+ Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi dưỡng từ cái bình thường, giản dị.

+ Thể hiện được tấm lòng tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn của nhân dân ta.

+ Gióng chính là sức mạnh của toàn dân.

d) Gióng lớn nhanh như thổi, vươn thành tráng sĩ:

+ Nhiệm vụ cứu nước không thể chậm trễ. Cuộc chiến đấu chống ngoại xâm đòi hỏi dân tộc ta phải có một sức mạnh phi thường.

+ Gióng vươn vai thể hiện được sự trưởng thành vượt bậc về sức mạnh và tinh thần của dân tộc ta trước giặc ngoại xâm.

đ) Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc:

Thể hiện sự kiên cường, dám đấu tranh của nhân dân, biết dùng cỏ cây của đất nước Nam (cây tre) để đánh giặc.

e) Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời:

Đề cao tinh thần chống giặc không màng danh lợi, tính chính nghĩa của đấu tranh chống giặc, anh hùng thay trời trị tội bọn xâm lược.

Câu 3:

Trả lời câu 3 (trang 23, SGK Ngữ văn 6, tập 1): 

Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng:

    Thánh Gióng là biểu tượng của người anh hùng chống giặc ngoại xâm, là ước mơ của nhân dân về người anh hùng đánh giặc.

Câu 4:

Trả lời câu 4 (trang 23, SGK Ngữ văn 6, tập 1): 

    Truyện Thánh Gióng có liên quan đến sự thật lịch sử chống giặc phương Bắc của thời đại Hùng Vương. Nhân dân ta biết rèn ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt. Truyền thuyết cũng phản ánh được nhân dân ta có truyền thống sức mạnh đoàn kết chống giặc ngoại xâm và sử dụng tất cả phương tiện để đánh giặc.

Chia sẻ: Tailieuhay.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *