Treo biển

Soạn bài Treo biển siêu ngắn nhất trang 124 SGK ngữ văn 6 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài

Câu 1:

Bố cục: 2 đoạn

– Đoạn 1 (Từ đầu đến “có bán cá tươi“): Chủ cửa hàng treo biển bán cá.

– Đoạn 2: (Còn lại): Chủ nhà hàng chữa biển và cất biển.

Nội dung chính: Câu chuyện phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến, không suy xét kĩ khi nghe ý kiến của người khác.

Trả lời câu 1 (trang 125, SGK Ngữ văn 6, tập 1): 

– Nội dung tấm treo biển ở cửa hàng có bốn yếu tố:

+ đây: thông báo địa điểm cửa hàng.

+ bán: thông báo hoạt động của cửa hàng.

+ : thông báo loại mặt hàng.

+ tươi: thông báo chất lượng mặt hàng.

=> Bốn yếu tố này cần thiết cho một tấm biển quảng cáo.

Câu 2:

Trả lời câu 2 (trang 125, SGK Ngữ văn 6, tập 1): 

– Có 4 người góp ý về cái biển đề ở cửa hàng bán cá:

+ Người thứ nhất bảo bỏ chữ “tươi” => mất đi sự khẳng định chất lượng cao về sản phẩm.

+ Người thứ hai bảo bỏ chữ “ở đây” => làm cho nội dung biển có phần tối nghĩa và thiếu lịch sự.

+ Người thứ ba bảo bỏ chữ “có bán” => chỉ còn lại một từ “” là hết sức vô lí, nội dung bị cụt.

+ Người thứ tư bảo bỏ nốt chữ “” => nội dung bị cụt.

– Nhận xét : Cả 4 ý kiến đều mang tính chủ quan, cá nhân và ngụy biện

Câu 3:

Trả lời câu 3 (trang 125, SGK Ngữ văn 6, tập 1): 

   Những chi tiết làm em cười đó là:

– Mỗi lần có người đến góp ý thì chủ cửa hàng không cần suy nghĩ mà bỏ đi ngay.

– Cái đáng cười bộc lộ rõ nhất ở cuối truyện. Đến khi cái biển chỉ còn mỗi chữ “” thì người ta vẫn góp ý là bỏ luôn chữ “cá” đi

Câu 4:

Trả lời câu 4 (trang 125, SGK Ngữ văn 6, tập 1): 

    Ý nghĩa của truyện:

– Truyện phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến, không suy xét kĩ khi nghe ý kiến của người khác.

– Từ đó rút ra bài học: cần lắng nghe những ý kiến từ nhiều phía khác nhau nhưng cần tự tin, suy nghĩ, đắn đo, thận trọng khi quyết định làm theo ý kiến của người khác.

Chia sẻ: Tailieuhay.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *