Ngôi kể trong văn tự sự

Soạn bài Ngôi kể trong văn tự sự siêu ngắn nhất trang 87 SGK ngữ văn 6 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài

Phần I

NGÔI KỂ VÀ VAI TRÒ CỦA NGÔI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ

a) Đoạn 1 được kể theo ngôi thứ 3. Dấu hiệu: người kể gọi tên nhân vật bằng chính tên của họ (vua, em bé, cha), người kể giấu mình đi.

b) Đoạn 2 được kể theo ngôi thứ nhất. Dấu hiệu: nhân vật Dế Mèn tự xưng là “tôi”.

c) Người xưng “tôi” trong đoạn 2 là Dế Mèn.

d) Trong hai ngôi kể, ngôi kể thứ 3 có thể kể tự do, không bị hạn chế còn ngôi kể thứ nhất chỉ kể những gì mình biết và trải qua.

đ) Đổi ngôi trong đoạn 2 thành đoạn 3, thay “tôi” bằng “Dế Mèn” thì đoạn văn mới có nhiều tính khách quan hơn.

e) Không nên đổi ngôi kể thứ 3 của đoạn văn 1 thành ngôi kể thứ nhất, xưng tôi vì nếu đổi thì phải cấu tạo lại hầu như cả đoạn văn, phá vỡ cách kể ban đầu và nội dung chuyện cũng phải thêm bớt.

Phần II

LUYỆN TẬP

Câu 1: -> 3

Trả lời câu 1 (trang 89, SGK Ngữ văn 6, tập 1):

    Sau khi thay đổi ngôi kể thành ngôi thứ ba (chú ta) thì đoạn mới mang tính khách quan hơn.

Trả lời câu 2 (trang 89, SGK Ngữ văn 6, tập 1):

    Sau khi thay đổi ngôi thứ ba sang ngôi thứ nhất (thay “Thanh” bằng “tôi”)

⟹ Có tác dụng tô đậm thêm sắc thái tĩnh lặng của cảnh vật trong đoạn văn. Làm cho đoạn văn mang tính chất tự thuật.

Trả lời câu 3 (trang 90, SGK Ngữ văn 6, tập 1):

    Truyện “Cây bút thần” kể theo ngôi thứ 3. Vì ta nhận thấy, không có nhân vật nào xưng “tôi” mà gọi tên các nhân vật (Mã Lương, vua, tên địa chủ,…)

Câu 4: -> 6

Trả lời câu 4 (trang 90, SGK Ngữ văn 6, tập 1):

Trong truyện cổ tích, truyền thuyết người ta hay kể chuyện theo ngôi thứ 3 là bởi:

– Người kể có thể linh hoạt, tự do kể ra những gì diễn ra với nhân vật.

– Những chuyện này đã xảy ra từ rất lâu rồi, người kể không được chứng kiến các sự việc chỉ nghe người khác truyền lại.

Trả lời câu 5 (trang 90, SGK Ngữ văn 6, tập 1):

    Khi viết thư, em dùng ngôi kể thứ nhất. Vì viết thư là để giãi bày tình cảm, để trao đổi những câu chuyện riêng tư của chính bản thân mình.

Trả lời câu 6 (trang 90, SGK Ngữ văn 6, tập 1):

Ví dụ: Khi nhận được một chiếc váy mà em đã thích từ lâu:

– Hôm nay, tôi đã rất bất ngờ khi được mẹ tặng cho chiếc váy mà tôi đã thích từ lâu.

– Tôi vui sướng, trong lòng rạo rực và thử ngay chiếc váy mới.

– Tôi ôm chầm lấy mẹ và nói lời cảm ơn.

Chia sẻ: Tailieuhay.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *