Thứ tự kể trong văn tự sự

Soạn bài Thứ tự kể trong văn tự sự siêu ngắn nhất trang 97 SGK ngữ văn 6 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài

Phần I

TÌM HIỂU THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ

1. 

Các sự việc trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”:

   + Giới thiệu hai vợ chồng ông lão.

   + Ông lão bắt được một con cá vàng.

   + Cá vàng xin ông lão tha mạng và hứa sẽ đền đáp. Ông lão thả cá.

   + Về nhà, ông lão kể cho vợ, mụ nổi cáu và bắt ông đi tìm cá vàng đòi: máng lợn, nhà cao rộng, nhất phẩm phu nhân, nữ hoàng và làm Long Vương.

   + Mụ bị trừng phạt vì tội tham lam, bội bạc và trở lại với túp lều nát và cái máng lợn sứt.

– Các sự việc trong truyện được kể theo trình tự thời gian.

– Hiệu quả nghệ thuật của việc kể đó: làm cho cốt truyện mạch lạc, sáng tỏ và dễ theo dõi.

2. Đọc đoạn văn

– Thứ tự thực tế của bài văn được kể ngược lại với thứ tự tự nhiên: đem kết quả của sự việc ra kể trước (thằng Ngỗ bị chó cắn rách cả bắp chân). Hiện tại kể trước, sau đó mới kể về quá khứ của thằng Ngỗ:

   + Hoàn cảnh

   + Những trò chơi Ngỗ nghịch trước đó.

=> Các sự việc trong truyện không kể theo trình tự thời gian mà theo dòng cảm xúc, tâm trạng của nhân vật, kể theo ngôi thứ 3. Trước hết kể hiện tại – quá khứ – hiện tại.

– Kể theo thứ tự này làm cho câu chuyện trở nên phong phú, khách quan như thật.

Phần II

LUYỆN TẬP

Câu 1:

Trả lời câu 1 (trang 98, SGK Ngữ văn 6, tập 1):

– Câu chuyện được kể theo thứ tự hiện tại kể trước, “Tôi và Liên là bạn thân cùng lớp”. Sau đó mới hồi tưởng về quá khứ: “Hồi Liên mới từ quê đến khu tập thể…

– Chuyện được kể theo ngôi thứ nhất – người kể xưng là tôi.

– Yếu tố hồi tưởng có tác dụng minh chứng cho khởi đầu tình bạn gắn bó giữa Liên và tôi, làm cho câu chuyện trở nên chân thành xúc động.

Câu 2:

Trả lời câu 2 (trang 99, SGK Ngữ văn 6, tập 1):

Lập dàn bài: “Kể câu chuyện lần đầu em được đi chơi xa”.

 (Kể theo ngôi thứ nhất).

* Mở bài: Giới thiệu qua về nơi em được đến, em đi cùng ai? Đi trong bao lâu?

* Thân bài:

– Tâm trạng vui sướng, háo hức trong lần đầu được đi chơi xa.

– Quan sát của em trên đường đi.

– Miêu tả những nét đẹp của cảnh vật và con người nơi em đến. Em thích nhất điều gì?

– Xúc cảm lúc chia tay.

* Kết bài: Cảm nghĩ của em sau chuyến đi.

Chia sẻ: Tailieuhay.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *