Lượm – Tố Hữu

Soạn bài Lượm siêu ngắn nhất trang 72 SGK ngữ văn 6 tập 2 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài

Câu 1:

Trả lời câu 1 (trang 76, SGK Ngữ văn 6, tập 2):

   Bài thơ kể và tả về Lượm qua hồi tưởng của tác giả. Trong những ngày Huế đổ máu, người chú tình cờ gặp lại cháu – một chú bé nhỏ tuổi, dễ thương, lạc quan. Trên đường làm nhiệm vụ, Lượm đã hi sinh anh dũng nhưng hình ảnh của em vẫn còn sống mãi.

Bố cục: gồm 3 đoạn

– Đoạn 1 (5 khổ thơ đầu): Cuộc gặp gỡ của hai chú cháu tại Huế.

– Đoạn 2 (7 khổ thơ tiếp): Sự hi sinh anh dũng của Lượm.

– Đoạn 3 (Còn lại): Hình ảnh Lượm sống mãi với đất nước.

Câu 2:

Trả lời câu 2 (trang 76, SGK Ngữ văn 6, tập 2):

– Hình ảnh Lượm từ khổ thơ 2 đến khổ 5 được miêu tả:

   + Hình dáng: loắt choắt, chân thoăn thoắt.

   + Trang phục: xắc xinh xinh, ca lô đội lệch.

   + Hoạt động: đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, nhảy trên đường.

   + Lời nói tự nhiên, chân thật, lễ phép: Cháu đi liên lạc / Vui lắm chú à, Ở đồn Mang Cá / thích hơn ở nhà.

– Các yếu tố nghệ thuật như từ láy (loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh), vần (loắt choắt – thoăn thoắt, vang – vàng…), nhịp thơ nhanh cùng các hình ảnh so sánh (như con chim chích…) đã làm cho hình ảnh Lượm trở nên vui vẻ, hồn nhiên và luôn say mê với công việc làm liên lạc của mình.

Câu 3:

Trả lời câu 3 (trang 76, SGK Ngữ văn 6, tập 2):

– Nhà thơ đã hình dung, miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm (đạn bay vèo vèo), nhiệm vụ cấp bách. Cũng như bao lần khác, Lượm luôn dũng cảm và nhanh nhẹn, hăng hái quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

– Hình ảnh Lượm anh dũng hi sinh, ngã xuống khiến ta khâm phục, xúc động:

Cháu nằm trên lúa

 Tay nắm chặt bông

 Lúa thơm mùi sữa

 Hồn bay giữa đồng”.

=> Hình ảnh Lượm gợi cho em thấy đây là một chiến sĩ nhỏ dũng cảm không sợ nguy hiểm, khó khăn. Đặc biệt trong lúc làm việc vẫn toát lên được sự hồn nhiên, tươi vui của một cậu bé.

– Những câu thơ, khổ thơ đặc biệt:

+ Ra thế / Lượm ơi!…=> Diễn tả niềm thương xót, ngậm ngùi trước sự hi sinh đột ngột của Lượm.

+ Thôi rồi, Lượm ơi!=> Lời cảm thán bộc lộ niềm tuyệt vọng khi biết Lượm không thoát khỏi cái chết.

+ Lượm ơi, còn không?=> Câu thơ tách thành một khổ biểu thị sự nghẹn ngào, không tin Lượm đã hi sinh.

+ Sự lặp lại hai khổ thơ 2 và 3 ở cuối bài => Lượm không chết chú vẫn mãi là chú bé liên lạc hồn nhiên, sống trong tim tác giả và trong cả lòng người đọc.

Câu 4:

Trả lời câu 4 (trang 76, SGK Ngữ văn 6, tập 2):

– Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau: cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ

=> Thể hiện quan hệ nhiều chiều: vừa là chú cháu, vừa là đồng chí.

– Đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là “chú bé” vì lúc này Lượm đã trở thành người anh hùng trong lòng mọi người, là chiến sĩ nhỏ hi sinh vì quê hương, đất nước.

Câu 5:

Trả lời câu 5 (trang 76, SGK Ngữ văn 6, tập 2):

   Sau câu thơ “Lượm ơi, còn không?”, nhà thơ lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh hồn nhiên, vui tươi là để khẳng định: Lượm còn sống mãi trong lòng nhà thơ, trong lòng nhân dân và đất nước.

Luyện tập

     Trả lời câu 2 (trang 77 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

      Trận đánh diễn ra ác liệt. Lượm được giao nhiệm vụ đưa thư thượng khẩn. Chú bé cẩn thận bỏ thư vào xắc, vắt chéo ngực rồi chạy như bay trong làn lửa đạn đang vèo vèo trên đầu. Phía bên kia, kẻ thù đã chĩa nòng súng theo chiếc mũ ca lô đứng nhấp nhô giữa đồng. Bỗng một tiếng nổ vang trời, Lượm đã ngã xuống. Chú bé hi sinh trên cánh đồng quê hương, tay còn nắm chặt bông lúa. Hương thơm của lúa non trở thành cái nôi êm ru Lượm vào giấc ngủ vĩnh hằng. Lượm mất đi nhưng tinh thần dũng cảm, hiên ngang của em còn sống mãi với toàn thể đất nước, dân tộc.

Câu 7

Bài thơ đã khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.

Chia sẻ: Tailieuhay.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *