Thuyết minh về một loài động vật, vật nuôi hay một loài cây ở quê em ( lũy tre )

Lũy tre xanh ăn vào lề thói nếp sống của dân ta, và có liên quan mật thiết với dân làng cũng như cây đa đầu làng

ĐỀ 14: Thuyết minh về một loài động vật, vật nuôi hay một loài cây ở quê em (Lũy tre)

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

*   Nội dung trọng tâm: Người học cần chú ý những ý chính sau:

–  Trước hết, em cần chọn cho mình một loài cây gần gũi với em (cây dừa. cây phượng, cây bàng, cây me, cây da, cây bưởi,…). Dù em chọn loài cây nào đi chăng nữa thì cũng phải nhớ nguyên tắc là: đối tượng thuyết minh đó, bản thân em phải có thật nhiều kiến thức về nó.

Khi thuyết minh về một loài cây; em cần chú ý các điểm sau đây:

+ Nguồn gốc, xuất xứ loài cây ấy?

*   Cấu tạo của loài cây ấy (hình dáng bên ngoài, thân, cành, rễ, lá, hoa, quả, bương thơm, màu sắc…)

+ Cách trồng như thế nào?

+ Đó là loài cây như thế nào? (ưa nắng, chịu gió mưa được…)

+ Cách chăm sóc loài cây ấy ra sao?

–  Giá trị kinh tế (thương mại, buôn bán…)

+ Giá trị tinh thần? (niềm vui trong cuộc sống của con người)

+ Cảm nghĩ cùa em về loài cây đó?

DÀN Ỷ CHI TIẾT

I.  MỞ BÀI

Giới thiệu: Lũy tre xanh ăn vào lề thói nếp sống của dân ta và có liên quan mật thiết với dân làng cũng như cây đa đầu làng (Có thể sử dụng truyền thuyết Thánh Gióng để giới thiệu).

II. THÂN BÀI

Nguồn gốc, xuất xứ

–        Theo Trần Thế Pháp trong Lĩnh Nam Chích Quái thi sau khi vua Hùng  Vương truyền ngôi cho Lang Liêu, hai mươi mốt anh em của Lang Liêu đều giữ phiên trấn, lập làm bộ đảng, cứ thử núi sông đế làm hiểm cố.

–        Về sau họ hằng tranh nhau làm trưởng, mỗi người dựng mộc sách để che kín bởi vậy gọi là sách, là trại, là trang, là phường khởi thuỷ từ đấy.

–        Sách, trại, trang, phường là những danh từ trước dây dùng để chỉ thôn ấp làng xã ngày nay, còn mộc sách chính là hàng rào dây bao bọc chung quanh làm.

–        Do sự tranh giành làm trương, các quan Lang để giữ vững địa thể của mình đã tạo nên những hàng rào cây chung quanh địa hạt của mình. Hàng rào cây ấy chính là luỹ tre xanh sau này.

–       Nếu xưa kia về đời Hùng Vương, hàng rào cây chung quanh mỗi sách của các quan lang là một công sự để chống giữ sách, thì về sau luỹ tre xanh chính là  bức tường thành vững bền của mỗi làng, mỗi thôn để chống giữ giặc cướp.

–     Thường giặc cướp muốn công phá một làng nào, đều bị dân làng nương vào lũy tre xanh chống cự. Lũy tre xanh che kín khu thổ cư cua làng ngoại trừ hai cổng đầu làng và cuối làng. Xưa kia nếu một làng nào bị giặc cướp tràn vào. thường trong làng có nội tuyến của địch, và các cụ vẫn nói: Bọn cướp có nội.    

Cấu tạoLũy tre xanh có từ đời Hùng Vương và tồn tại mãi cho tới ngày nay, trải qua tất cả mọi cuộc biến thiên của lịch sử.

–     Lá: thuôn, nhọn ở đầu.

–     Thân: dài, chia thành nhiều đốt

–     Tre thường mọc thành lũy, ít khi mọc rải rác.

*   Công dụng và ý nghĩa

–     Lũy tre đối với làng cũng như bức lường vây quanh nhà đối với một gia đình.

–     Lũy tre làng che chở cho dân làng, dân làng phải che chở đùm bọc lẫn nhau. Sự che chở đùm bọc này thể hiện qua những tổ chức hiệp hội trong làng: Hội tư vấn, hội đồng tue, hàng phe, hàng giáp, hội chư bà …

–     Một cây tre không thành lũy tre, nhiều cây tre mọc bên nhau, nương tựa lẫn nhau thành một lũy tre vững mạnh. Một người gặp nghịch cảnh không giải quyết đối phó được, nhiều người họp thành hội có thể đối phó giải quyết dễ dàng như cả lũy tre chống đỡ được gió lớn.

–     Công dụng chính đầu tiên của lũy tre là bảo vệ làng chống giặc cướp

–     Lũy tre cũng ngăn cản tất cả những con mắt tò mò ở bên ngoài muốn nhìn vào trong làng. Dân làng đóng cửa bảo nhau, không muốn cho người lạ hiểu dân tình trong làng. Đây là công dụng chính thứ hai của luỹ tre làng.

–     Lũy tre luôn luôn có những cây tre già, tre già rồi chết khô, dân nghèo trong làng đốn những cây tre những cành tre khô làm củi đun.

–     Nhiều gia đình nhà ở ngay sát lũy tre làng, những cây tre mọc lan vào đất, chủ gia đình có quyền đốn chặt để dùng vào công việc gia đình

–     Cây tre đổi với dân quê thật đa dụng. Lớn thì làm nhà, cột nhà, xà nhà, đòn tay, kèo cột, lạt v.v… đều bằng tre, nhỏ thì đan rổ rá, nong nia, đòn gánh, giỏ cua. ống tăm, ống đũa, tăm, đũa cùng bằng tre. Trung trung thì giường, phên, cũi tầm, chạn bát, cót thóc…. đều bằng tre. Công dụng của tre nói không sao hết, và lũy tre làng chính là nơi cung cấp một phần tre cho dân làng trong việc chế tạo vật dụng hàng ngày.

–     Rồi ta phải kể đến măng tre, một món ăn ngon và rẻ tiền.

–     Ngay từ nguồn gốc, lũy tre khi bắt đầu là mộc sách đã bao hàm ý nghĩa tự cường. Các vị quan Lang muốn mạnh, muốn không bị xâm lấn mới rào quanh địa hạt của mình bằng một mộc sách, nhưng dù có mộc sách, người trong làng rào không, có tinh thần tự cường mộc sách cũng chỉ là vô dụng, và sự tự trị cũng sẽ không còn nữa đối với sách của quan Lang.

III. KẾT BÀI

Lũy tre làng không chỉ tượng trưng cho sức sống, cho tinh thần tự cường dân tộc mà nó còn là một hình ảnh mộc mạc, chân quê mà khó ai có thể quên được.

Nguồn: Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc lớp 6, 7, 8, 9 – Thầy Nguyễn Phước Lợi

Chia sẻ: Tailieuhay.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *