Thuyết minh về một loài động vật, vật nuôi hay một loài cây ở quê em ( con trâu )

Nơi làng quê, nông thôn Việt Nam ta thường hay có một câu nói: “Con trâu đi trước, cái cày đi sau”. Hình ảnh con trâu là một trong những hình ảnh thân thương, mộc mạc và có sự gắn bó sâu sắc với những người nông dân.

ĐỀ 15: Thuyết minh về một loài động vật, vật nuôi hay một loài cây ớ quê em (Con trâu)

HƯỚNG DẲN LÀM BÀI CHUNG CHO THUYÉT MINH VÈ CON VẬT

*    Nội dung trọng tâm: Người học cần chú ý những ý chính sau:

–     Trước hết, em cần chọn cho mình một loài động vật, vật nuôi cụ thể (trâu, bò, chó, mèo, gà, vịt…). Dù em chọn loài động vật, vật nuôi nào đi chăng nữa thì cũng phải nhớ nguyên tắc là: đối tượng thuyết minh đó, bản thân em phải có thật nhiều kiến thức về nó.

Khi thuyết minh về một loài động vật, vật nuôi; em cần chú ý các điếm sau đây:

+ Nguồn gốc, xuất xứ loài vật ấy?

+ Cấu tạo của loài vật ấy (hình dáng bên ngoài, mắt, mùi, tai, gương mặt, thân kinh, lông, chân,…)

+ Hoạt động, tính nết cùa loài vật ấy?

–     Cách nuôi như thế nào?

+ Cách chăm sóc loài vật ấy ra sao?

+ Giá trị kinh tế? (thương mại, buôn bán…)

+ Giá trị tinh thần? (niềm vui trong cuộc sống của con người)

+ Cảm nghĩ của em về loài vật đó?

DÀN Ý CHI TIẾT

I.    MỞ BÀI

Giới thiệu: Nơi làng quê, nông thôn Việt Nam ta thường hay có một câu nói: “Con trâu đi trước, cái cày đi sau”. Hình ảnh con trâu là một trong nhừng hình ảnh thân thương, mộc mạc và có sự gắn bó sâu sắc với những người nông dân.

II.   THÂN BÀI

1. Nguồn gốc, xuất xứ

Trâu có nguồn gốc từ loài trâu rừng, đã được con người thuần hóa từ rất lâu.

2. Cấu tạo

–    Trâu thuộc nhóm trâu đầm lầy. Giống trâu rất dễ nhận dạng, chúng ta có thể dựa vào đặc điểm bên ngoài của chúng:

+ Thân hình: vạm vỡ, thấp, bụng to, mông dốc.

+ Ở dưới cổ chỗ hai xương ức có hai dải lông màu trắng.

+ Loài trâu luôn khoác lên mình bộ áo màu xám đen.

+ Cân nặng thì trâu đực nặng từ 400-500 kg.

–    Đặc điểm sinh sản: Thời gian mang thai cùa trâu nội là 320-325 ngày. Theo sự phát triển của thai việc nuôi dưỡng cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:

 –   Thời kỳ bắt đầu mang thai đến 7-8 tháng, nuôi trâu chủ yếu là thức ăn xanh. Trước khi đó 2-3 tháng, ngoài thức ăn thô xanh cần cho trâu ăn thức ăn tinh (cám, bắp, lúa nghiền …) từ 0,5 – 1,5 kg/con/ngày.

–    Ở tháng tháng thứ nhất và tháng cuối của thai kỳ, không sử dụng trâu để làm những việc nặng nhọc như cày, kéo, không xua đuổi nhiều… tránh ảnh hưởng đến thai. Giai đoạn gần đẻ, nên chăn thả gần và nuôi riêng trâu mang thai để tiện chăm sóc.

–    Trước khi trâu đẻ 1-2 ngày, nhốt trâu tại chuồng, tắm rửa sạch sẽ, dọn chuồng, chuẩn bị dụng cụ và trực trâu đẻ. Nghé vừa sinh phải được móc sạch nhớt ở miệng, mũi và lau khô sạch toàn thân, cắt rốn để dài khoáng 10cm và dùng cồn I-ốt sát trùng vết cắt, xong cho bú ngay. Sau khi trâu đẻ, cHo trâu uống nước ấm có pha ít muối, tránh để trâu mẹ ăn nhau thai.

–    Giai đoạn nuôi con: Trong giai đoạn này cần cho trâu cái ăn nhiều để phục hồi cơ thể và sản xuất sữa đê nuôi con. Ngoài chăn thả phải bổ sung thêm thức ăn xanh và thức ăn tinh tại chuồng. Chăn thả trâu mẹ từ gần tới xa để nghé con quen dần, luôn để nghé con được bú sữa mẹ. Mùa mưa cần chú ý việc che chắn chuồng nuôi không bị mưa tạt gió lùa, giữ cho nghé khói bị lạnh. Hàng ngày dạ chuồng sạch sẽ, khô ráo; đảm bảo có nước sạch thường xuyên tại chuồng.

3. Lợi ích

–    Ở trâu, ta còn có thể thấy được sức mạnh dẻo dai, bền bỉ. Nhờ vào sức mạnh ấy trâu có thể giúp con người kéo cày, kéo bừa trên ruộng đồng hay kéo xe, kéo gỗ. Tuy trâu kéo cà rền cà rịch, chậm chạp nhung bù lại trâu có thể kéo nặng.

–     Khi gặp ổ gà trâu cũng có thể vượt qua.

–    Bên cạnh việc cày bừa, trâu cũng cho sữa và thịt trong sản xuất, nhưng sữa trâu không béo và tươi như bò nên không tiêu thụ nhiều trên thị trường.

–    Thịt trâu cũng được bán rộng rãi bởi nó có chứa nhiều chất bổ dưỡng và thịt rất ngon.

–    Chúng ta có thể dùng phân trâu đế bón ruộng, vườn cây ăn trái sẽ góp phần giúp cây tươi tốt.

–    Ớ Tây Nguyên, người ta thường dùng da trâu làm căng mặt trống. Ngoài ra­, da trâu cũng có thể làm ra một liều thuốc trị bệnh bao tử.

4. Cách chăm sóc

–     Phải tắm cho trâu mỗi ngày, cho ăn uống dầy đủ chất dinh dưỡng.

–     Hàng ngày vệ sinh chuồng trại, máng ăn uống sạch sẽ; định kỳ tiêu độc, khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi và thu gom phân để ủ.

–     Sử dụng tlìức ăn, nước uống không bị nhiễm độc, nhiễm bần và mùa nắng thường xuyên tắm chải cho trâu, nghé.

–     Cách ly trâu bệnh với trâu khỏe, những trâu mua về nên nuôi cách ly ít nhất 2 tuần để theo dõi.

–     Bố trí chuồng nuôi trâu không quá gần nhà ở, nguồn nước sinh hoạt và không nuôi chung với các loại vật nuôi khác.

–     Tẩy nội, ngoại ký sinh trùng cho nghé lúc 1- 3 và 6 tháng tuổi. Tẩy sán lá gan lúc trâu 12 tháng tuổi và sau đó định kỳ 6 tháng tẩy lại 1 lần (cần chủ động tẩy sán trước khi phổi giống).

–     Định kỳ tiêm phòng các loại vắc xin Tụ huyết trùng, Lở mồm long móng… theo lịch của thú y.

5. Ý nghĩa

–     Trâu luôn được mọi người ví như sự hiện diện của con người Việt Nam ta bởi tính cần cù, chăm chi.

–     Trâu còn được đưa vào các lề hội, điển hình như ở Đồ Sưu – Hải Phòng lãng năm đều diên ra lê hội chọi trâu. Vòng “chung kết” được diễn ra vào mồng chín tháng tám âm lịch. Quan niệm cho rằng nếu nhà nào có trâu thắng thì sẽ gặp nhiêu điều may mắn và hạnh phúc.

–     Ở Tây Nguyên thì các dân làng thường hay tổ chức buổi giết trâu đem tế thần linh cầu mong cho một năm mới gặp nhiều điều an lành.

III. KẾT BÀI

–     Hình ảnh “Con trâu đ trước, cái cày đi sau” đã in sâu trong tâm trí mỗi con người Việt Nam.

–     Trâu được mọi người xem là thành viên thân thiết trong gia đình.

BÀI VĂN THAM KHẢO BÀI VĂN 1

Quê hương của mỗi người luôn gắn liền với hình ảnh cái giếng, cây đa, hay những cánh đồng lúa chín vàng. Nhưng để có thể nói lên một làng quê mộc mạc, chân chất mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam thì chỉ có hình ảnh con trâu. Chính vì vậy để giúp mọi người có thể hiểu rõ hơn về sự hữu ích của trâu trong công việc đông áng, tôi sẽ giới thiệu về con trâu Việt Nam.

Trung bình mỗi vòng đời cùa trâu mẹ có thể cho từ năm đến sáu nghé con. Nhưng nếu trâu được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt thì số lượng nghé con ra đời sẽ nhiều hơn. Bên cạnh việc cày bừa, trâu cũng cho sữa và thịt trong sản xuất, nhưng do sữa trâu không béo và tươi như bò nên không tiêu thụ nhiều trên thị trường. Còn thịt trâu cùng được bán rộng rãi bởi nó có chứa nhiều chất bổ dưỡng và ăn rất ngon. Ngoài thịt và sữa, chúng ta có thể dùng phân trâu để bón ruộng, vườn cây ăn trái sẽ góp phần giúp cây tươi tốt. Ở một số nơi, nhiều nhất là ở Tây Nguyên, người ta thường dùng da trâu làm căng mặt trống. Ngoài ra, da trâu cùng có thể làm ra một liều thuốc trị bệnh bao tử. Bởi tính cần cù. chăm chi nên trâu luôn được mọi người ví như sự hiện diện của con người Việt Nam ta. Ở trâu, ta còn có thể thấy được sức mạnh dẻo dai, bền bỉ. Nhờ vào sức mạnh ấy trâu có thể giúp con người kéo cày, kéo bừa trên ruộng đồng hay kéo xe, kéo gỗ. Tuy trâu kéo cà rền cà rịch, chậm chạp nhưng bù lại trâu có thể kéo nặng. Khi gặp ổ gà trâu cũng có thê vượt qua. Trâu không chỉ hiện diện trên cánh đồng mà còn được mọi người đưa vào các lễ hội, điển hình như ở Đồ Sơn – Hải Phòng hằng năm đều diễn ra lễ hội chọi trâu, dân chúng hưởng ứng rất nồng nhiệt khi lễ hội bắt đầu. Vòng “chung kết” được diễn ra vào mồng chín tháng tám âm lịch. Quan niệm cho rằng nếu nhà nào có trâu thắng thì sẽ gặp nhiều điều may mắn và hạnh phúc. Đó là ở đồng bằng, còn ở Tây Nguyên thì các dân làng thường hay tổ chức buổi giết trâu đem tế thần linh cầu mong cho một năm mới gặp nhiều điều an lành.Trước hết về đặc điểm sinh học, trâu thuộc họ bò, được xếp vào bộ nhai lại, được liệt vào nhóm sừng rồng, bộ guốc chẵn và là lớp thú có vú. Còn về nguồn gốc thì sao? Trâu có nguồn gốc từ loài trâu rừng, đã dược con người thuần hóa từ rất lâu. Trâu thuộc nhóm trâu đầm lầy. Giống trâu rất dễ nhận dạng, chúng ta có thể dựa vào đặc điểm bên ngoài của chúng như thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn, bụng to, mông dốc. Ngoài ra, ở dưới cố chỗ hai xương ức có hai dải lông màu trắng. Loài trâu luôn khoác lên mình bộ áo màu xám đen. Đó là về đặc điểm bên ngoài, về cân nặng thì trâu đực nặng từ 400-500 kg. Đặc điểm sinh sản của trâu không có tỉ lệ cao như các loài khác, tuy vậy nhưng vẫn đảm bảo được năng suất trong nông nghiệp. Khi nuôi trâu cái đến ba hay bốn tuổi thì có thể bắt đầu sinh sản. Mỗi lứa trâu mẹ sinh được một trâu con. Ở một số địa phương, trâu còn được gọi là nghé.

Trâu gần liền với cuộc sống của người nông dân, gắn liêền với các trò chơi dân gian hay trong lịch sử, trâu là một hình ảnh đẹp, nói lên tuổi thơ cua các vị anh hùng. Một hình ảnh về vị chiến sĩ nhỏ tuổi đã khắc sâu vào tâm trí người đời chính là Đinh Bộ Lĩnh. Ai ai cũng từng một lần nhắc đến hình ảnh chú bé Đinh Bộ Lĩnh cưỡi trâu chơi trò “cờ lau tập trận”. Khi lớn lên, chú bé đã dẹp loạn mười hai sứ quân, mang đến cuộc sống sung túc cho muôn dân, mang đến hoà bình cho đất nước Việt Nam ta. Con trâu còn được ông bà dùng để nêu ra những bài học kinh nghiệm quý báu hay những luân lí qua các câu ca cao như: “mất trâu mới chịu làm chuồng”, “đặt cái cày trước mũi con trâu’’… Bên cạnh đó, trâu còn được dùng để chỉ ra những hạng người xấu xa: “đầu trâu mặt ngựa”, “ngựa tìm ngựa, trâu tìm trâu”, hơn nữa là còn dùng để phê phán “lì như trâu”, “đàn gảy tai trâu”. Ọua các câu tục ngữ ấy đã cho ta thấy chỉ về vẻ ngoài xấu xí mà con người đã vội quên đi bao công lao của trâu trên ruộng đồng, đã gán ghép nó với bao nhiêu tội xấu. Thật tội nghiệp cho loài trâu cần mẫn, luôn chăm chỉ cày bừa. Hình ảnh con trâu đã trở nên quen thuộc với người dân Việt Nam, từ các bác nông dân hay các em nhỏ đều thuộc bài ca dao ngộ nghĩnh “Thằng Bờm’’

“Thằng Bờm có cái quạt mo

Phú ông xin đổi ba bò, chín trâu”

Bài ca dao là hình ảnh giúp ta gợi nhớ về chú trâu mạnh mẽ, chăm chỉ. Bài ca dao dí dóm đã phần nào đưa trâu ngày một khắc sâu thêm trong tâm trí mỗi người dân. Ngoài ra, hình ảnh trâu còn được Bà Huyện Thanh Quan khắc hoạ vào bức tranh ca cổ cùa mình. Nhà văn Giang Nam đã đưa trâu vào bài thư “Quê hương’’ của mình. Chính nhờ vào hình ảnh con trâu mà bài thơ đà trở nên đặc sắc để sáng tác ra một câu thơ “Trâu về lại xanh Thái Bình”. Bao đời nay, trâu đã đi sâu vào lòng người dân Việt Nam. Trâu cùng như một tiếng nói riêng cho sự cần cù, cần mẫn, trâu đã nói lên tính cách của người dân ta. Để có thể giúp trâu đạt năng suất cao trong việc cày bừa, ta nên có cách chăm sóc thật hợp lí: một tuần ta nên cho trâu nghỉ ngơi. Còn mỗi khi cày bừa xong, ta không nên cho trâu ăn liền mà cần phải cho trâu tắm rửa. nghỉ ngơi khoảng ba mươi phút. Vừa rồi là một số mẹo chăm sóc giúp trâu có thể khoẻ mạnh nhằm tăng năng suất hoạt động.

Ngày nay, dù ở một số nơi đã có máy cày nhưng trâu vẫn mãi là công cụ hữu ích cho ruộng đồng, cho việc cày bừa. Hình ảnh “Con trâu đi trước, cái cày đi sau” là in sâu trong tâm trí mỗi con người Việt Nam. Trâu được mọi người xem là thành viên thân thiết trong gia đình. Trâu sẽ là sự hiện diện cho tính cần cù, chăm chỉ của người nông dân trong việc đồng áng và trâu sẽ mãi là tiếng nói riêng cho nền nông nghiệp Việt Nam.

(Bài làm của HS)

BÀI VĂN 2

Trong tất cả các loài động vật, có thể nói chúng tôi là loài vật có ích nhất trong  việc đồng áng, chúng tôi là “đầu cơ nghiệp”, là biểu tượng của sự cần cù. chăm chỉ.  Các bạn có biết tôi là ai không? Xin thưa, tôi là trâu đây – con trâu ở làng quê Việt Nam.

Tuy gọi là trâu nhưng tổ tiên tôi lại thuộc họ bò, sừng rỗng, thuộc bộ nhai lại, lớp thú có vú. Riêng tôi, tôi thuộc nhóm trâu Việt Nam, loài trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Trâu cái nặng trung bình từ ba trăm năm mươi đến bốn trăm kí lô gam. Còn trâu đực thì khoảng bổn trăm đến bốn trăm năm mươi kí lô gam.

Tôi có khuôn mặt tựa như hình thang ngược. Đôi mắt tôi to tròn, hiền dịu, mi mỏng. Mũi tôi lúc nào cùng ươn ướt như người bị sổ mũi. Cặp sừng hình lưỡi liềm tạo cho tôi một phong cách rất oai vệ.

Tôi được tạo hóa khoác lên người một bộ lông màu xám hay màu xám đen. Thân hình tôi lực lưỡng, vạm vỡ để thích hợp với các công việc nặng nhọc. Tuy vậy nhưng tôi lại sở hữu một chiều cao có đôi chút khiêm tốn. Bụng tôi thì không nhỏ chút nào, mông dốc, đầu vú nhỏ. Để đền đáp lại công lao nuôi dưỡng của các bác nông dân, tôi cống hiến thịt. Thịt trâu lôi cũng bổ không kém gì thịt bò đâu nhé! Mà còn không bị phong ngứa nữa cơ. Tôi duy trì nòi giống giúp các bác nông dân, trâu ba tuôi đã có thể đé lứa đầu. Mỗi lứa khoảng từ ba đến sáu nghé. Nghé sơ sinh nặng từ 22 – 25 kg. Tôi còn cống hiến ca sữa, bộ da để làm mặt trống, cặp sừng đế làm đồ mỹ nghệ xuất khâu đấy. Phân của tôi cũng được dùng làm phân bón. Tôi thật có ích phải không ? Là người Việt Nam, không ai không biết câu ca dao:

                                  “Trâu ơi ta bảo trâu này

                         Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

 Người nông dân nuôi tôi chủ yếu để cày ruộng, kéo cày. Từ sáng sớm, lúc bạn gà vừa cất tiếng gáy. tôi đã theo các bác nông dân ra đồng. Tôi làm việc rất chăm chỉ. Trời nắng tôi cũng làm, trời mưa tôi cũng làm, không ngại khó khăn, gian khổ. Trâu tôi một ngày trung bình có thể cày từ 3 – 4 sào đất. Nhưng ở Tây Nguyên, tôi lại được nuôi chủ yếu để kéo gỗ, có thể từ 0,5 – 1,3 mét khối với đoạn đường từ 3 km – 5 ki lô mét.

Trâu tôi không chỉ xuất hiện với việc đồng áng, mà tôi còn xuất hiện ở các lễ hội vì thế trong dân gian đã có câu ca dao:

                             “Dù ai buôn đâu, bán đâu

                       Mùng chín tháng tám chọi trâu thì về “

Tôi xuất hiện ở lễ hội chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng). Ở lễ hội này, dù thắng hay thua tôi vẫn bị xẻ thịt để chia cho mọi người gọi là lộc. Tôi còn là biểu tượng của SEAGAMES 22 Việt Nam vừa rồi đấy các bạn ạ.

Không chỉ có hai hình ảnh thân quen trên, mà tôi còn xuất hiện với hình ảnh là người bạn đối với tuổi thơ nông thôn. Chiều chiều, sau mỗi ngày làm việc chăm chỉ ở ngoài đồng, tôi được các cậu bé dắt đi ăn cỏ, uống nước, tắm táp. Các cậu còn dắt tôi đi thả diều, các cậu ngồi chễm chện trên lưng tôi. Dùng lưng tôi làm chỗ ngồi học bài thổi sáo. Tiếng sáo của các cậu đã tạo nên bức tranh sông động thật thanh bình ở nông thôn.

Người đời thường hay có câu nói: “Khỏe như trâu nhưng thực chất tôi cũng cần phải được chăm sóc đấy nhé! Hằng ngày, các bạn phải tắm cho tôi này nhé cho tôi ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Tôi cũng cần phải có bác sĩ để khi bệnh có người khám cho tôi nữa. Mỗi ngày,cứ hai tiếng làm việc là phải cho tôi nghỉ mười lăm phút. Sau một tuầnlafm việc là phải cho tôi nghỉ xả hơi một ngày, không nên cho tôi làm việc liên tục. Sức trâu có hạn mà. Vào mùa hè, các bạn phai giữ chuồng trại tôi sạch sẽ, thoáng mát để muỗi không đốt tôi. Còn vào mùa đông, các bạn phải giữ ấm cho tôi bằng cách cho thêm rơm vào chỗ tôi nằm nếu không tôi bị cảm thì khốn.

Ngày nay, với đà công nghiệp ngày một phát triển hơn, nhiều loại máy móc được ra đời dần thay thế công việc của trâu tôi. Nhưng tôi vẫn mãi gắn bó với đời sông nông thôn dân dã, vẫn mãi là bạn của tuổi thơ nông thôn và của người nông dân Việt Nam.

(Bài làm của HS)

Nguồn: Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc lớp 6, 7, 8, 9 – Thầy Nguyễn Phước Lợi

Chia sẻ: Tailieuhay.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *