Ẩn dụ

Soạn bài Ẩn dụ siêu ngắn nhất trang 68 SGK ngữ văn 6 tập 2 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài

Phần I

ẨN DỤ LÀ GÌ?

1. 

Trong khổ thơ, cụm từ Người Cha để chỉ Bác Hồ.

– Có thể ví như vậy bởi tình yêu thương của Bác Hồ dành cho các anh đội viên cũng như tình cảm người cha dành cho các con.

2. Cách nói này có điểm giống và khác với phép so sánh là:

– Giống: nếu chúng ta liên tưởng và viết thành câu: Bác Hồ là người Cha của dân tộc Việt Nam.

– Khác nhau:

+ Phép so sánh: xuất hiện cả 2 vế A (vế được so sánh) và B (vế dùng để so sánh).

+ Phép ẩn dụ: lược bỏ vế A chỉ có vế B => Phép so sánh ngầm.

Phần II

CÁC KIỂU ẨN DỤ

1.

– Các từ in đậm thắp, lửa hồng dùng để chỉ hàng rào râm bụt trước nhà Bác Hồ ở làng Sen.

– Có thể ví như vậy vì:

+ lửa hồng và màu đỏ (của hoa râm bụt) có sự tương đồng về hình thức.

+ thắp lên và nở hoa có sự tương đồng về cách thức.

2. Cách dùng từ nắng giòn tan đặc biệt so với cách nói thông thường bởi cách ví von kì lạ:

+ nắng thường thấy qua thị giác.

+ giòn tan thường được cảm nhận qua xúc giác (sờ, cầm, nắm,…).

 => Cách so sánh đặc biệt có sự chuyển đổi cảm giác từ thính giác sang xúc giác.

3. Một số kiểu tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng thường được sử dụng để tạo phép ẩn dụ:

– Ẩn dụ hình thức

– Ẩn dụ cách thức

– Ẩn dụ phẩm chất

– Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Phần III

LUYỆN TẬP

Câu 1:

Trả lời câu 1 (trang 69, SGK Ngữ văn 6, tập 2):

    So sánh đặc điểm và tác dụng của ba cách diễn đạt:

– Cách 1: Miêu tả trực tiếp về Bác Hồ.

– Cách 2: Dùng phép so sánh.

– Cách 3: Dùng phép ẩn dụ.

Cách diễn đạt có dùng so sánh và ẩn dụ tạo cho câu nói có hình tượng, giàu cảm xúc hơn so với cách nói bình thường và ẩn dụ làm cho câu nói hàm súc cao hơn so sánh.

Câu 2:

Trả lời câu 2 (trang 69, SGK Ngữ văn 6, tập 2):

Ẩn dụ

Câu 3:

Trả lời câu 3 (trang 69, SGK Ngữ văn 6, tập 2):

     Những ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:

a) Thấy mùi hồi chín chảy qua mặt: từ khứu giác (mũi ngửi) chuyển thành thị giác (mắt nhìn).

=> Tác dụng: Liên tưởng mới lạ, giúp con người cảm nhận sự vật bằng nhiều giác quan.

b) Ánh nắng chảy đầy vai: từ xúc giác chuyển thành thị giác.

=> Tác dụng: khiến cho hình ảnh ánh nắng trở nên mềm mại và gần gũi với con người.

c) Tiếng rơi rất mỏng: từ thính giác chuyển thành xúc giác.

=> Tác dụng: khiến ta hình dung được tiếng rơi khẽ khàng của chiếc lá.

d) Ướt tiếng cười của bố: từ xúc giác, thị giác chuyển thành thính giác

=> Tác dụng: gợi sự liên tưởng thú vị, mới lạ về tiếng cơn mưa rào.

Chia sẻ: Tailieuhay.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *