Soạn bài Cây bút thần siêu ngắn nhất trang 80 SGK ngữ văn 6 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Câu 1:
Bố cục:
– Đoạn 1 (Từ đầu … đến “em vẽ cho thùng”): Mã Lương học vẽ, có được bút thần. Em dùng cây bút để vẽ công cụ lao động cho người nghèo khổ.
– Đoạn 2 (Tiếp theo … đến “phóng như bay”): Mã Lương trừng trị tên địa chủ tham lam.
– Đoạn 3 (Tiếp theo … đến “những lớp sóng hung dữ”): Mã Lương dùng bút thần trừng trị tên vua độc ác, tham lam.
– Đoạn 4 (Còn lại): Truyền tụng về Mã Lương và cây bút.
Nội dung chính: Truyện kể về sức mạnh kì diệu của cây bút thần, thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, về mục đích của tài năng nghệ thuật, nói lên ước mơ về khả năng kì diệu của con người.
Trả lời câu 1 (trang 85, SGK Ngữ văn 6, tập 1):
– Mã Lương thuộc kiểu nhân vật có tài năng kì lạ – kiểu nhân vật rất phổ biến trong truyện cổ tích: dùng tài năng để giúp đỡ mọi người, chống lại kẻ tham lam, độc ác.
– Một số nhân vật tương tự: “Ba chàng thiện nghệ” (chàng bắn giỏi, chàng lặn giỏi, chàng chữa bệnh giỏi), “Thạch Sanh” (Thạch Sanh),…
Câu 2:
Trả lời câu 2 (trang 85, SGK Ngữ văn 6, tập 1):
– Những điều giúp Mã Lương vẽ giỏi:
+ Sự thông minh, đam mê, chăm chỉ và có năng khiếu hội họa.
+ Có cây bút thần bằng vàng.
– Những điều đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: bút thần chỉ xứng đáng với bàn tay của người tài năng, đức độ như Mã Lương. Chỉ người như vậy mới có thể thổi hồn vào bức tranh, vào sự vật được vẽ.
Câu 3:
Trả lời câu 3 (trang 85, SGK Ngữ văn 6, tập 1):
– Mã Lương vẽ cho người nghèo khổ: cuốc, cày, đèn, thùng nước,… để họ sản xuất, sinh hoạt.
– Với những kẻ tham lam như tên địa chủ và nhà vua thì em cự tuyệt hoặc chống đối và dùng những vật đã vẽ để trừng trị chúng (cung tên, mũi tên bắn tên địa chủ, con cóc ghẻ, thuyền, gió mạnh, sóng nổi dữ dội nhấn chìm nhà vua).
– Đánh giá ngòi bút thần của Mã Lương:
+ Mã Lương không vẽ của cải vật chất để cho người nghèo để họ hưởng thụ mà chỉ đưa cho họ phương tiện để họ tự làm ra của cải. Chỉ có như vậy, họ mới biết quý trọng của cải họ làm ra.
+ Mã Lương không vẽ gì cho tên địa chủ và vẽ ngược lại những điều nhà vua muốn. Chứng tỏ: em chỉ dùng bút thần vào những việc có nghĩa, tiêu diệt kẻ ác và thực hiện công lý.
Câu 4:
Trả lời câu 4 (trang 85, SGK Ngữ văn 6, tập 1):
Chi tiết cây bút thần là chi tiết lí thú và gợi cảm hơn cả:
– Cây bút thực hiện công lí của nhân dân: giúp đỡ người nghèo khó và trừng trị kẻ tham lam độc ác.
– Thể hiện ước mơ về những khả năng kì diệu của con người.
Câu 5:
Câu 5: (trang 85, SGK Ngữ văn 6, tập 1):
Ý nghĩa của truyện “Cây bút thần”:
– Thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội: những người chăm chỉ, tốt bụng, thông minh được nhận phần thưởng xứng đáng còn kẻ tham lam, độc ác sẽ bị trừng trị.
– Khẳng định: Tài năng chân chính phải phục vụ nhân dân, phục vụ chính nghĩa chống lại cái ác.
– Nghệ thuật chân chính thuộc về nhân dân.
– Truyện còn thể hiện ước mơ và niềm tin mãnh liệt về khả năng kì diệu của con người.
Chia sẻ: Tailieuhay.net