Đề số 8 – 35 đề ôn luyện Tiếng Việt 4

Đề số 8 – 35 đề ôn luyện Tiếng Việt lớp 4

Đề 8

* ĐỌC HIỂU

                                                     NÓI LỜI CỔ VŨ      

Một cậu bé người Ba Lan muốn học đàn dương cầm, thế nhưng cha cậu bảo mấy ngón tay của cậu múp míp và ngắn quá, không thể nào chơi đàn hay được. Ông khuyên cậu hãy thử học chơi kèn, thế rồi sau đó một nhạc công chuyên nghiệp lại nói rằng cậu không có được đôi môi thích hợp.

Một ngày kia, cậu được gặp gỡ nhạc sĩ dương cầm lừng danh An-tôn Ru-bin-xtên. Con người nổi tiếng này đã trao cho cậu một lòi khích lệ mà trước đây cậu chưa từng được nghe : “Này chú bé, chú có thể chơi pi-a-nô được đấy ! Ta nghĩ là chú có thể chơi được… nếu như chú chịu khó luyện tập 7 tiếng mỗi ngày.”

Ôi chao, đó mới thực là nguồn động viên lớn lao mà cậu cần đến. Ru-bin-xtên vĩ đại đã bảo là cậu có thể chơi đàn được ! Cậu sẽ phẩi bỏ rất nhiều thòi gian để luyện tập nếu muốn chơi đàn, nhưng mà cậu có thể chơi được ! Thậm chí có thể chơi giỏi ! An-tôn Ru-bin-xtên đã nói như vậy mà !

Cậu bé về miệt mài tập luyện, cậu bỏ ra nhiều giờ mỗi ngày, và sau nhiều năm, công lao khó nhọc của cậu đã được tặng thưởng : Gian Pa-đơ-riêu-xki trở thành một trong những nghệ sĩ dương cầm lừng danh nhất thời bấy giờ. Một lời động viên đơn giản đã mang đến nội lực làm bừng lên ngọn lửa đam mê trong lòng một cậu bé, ngọn lửa ấy vẫn cháy sáng mãi trong nhiều năm trời. Hãy nhớ rằng những lời động viên mà bạn đang trao gởi hôm nay đôi khi làm thay đổi được mãi mãi một cuộc đời của người đã đón nhận nó.

(Theo Thu Hà)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng :

1. Cậu bé người Ba Lan trong câu chuyện đã thử học chơi những nhạc cụ nào ?

a. Dương cầm, kèn.

b. Kèn, vi-ô-lông.

c. Vi-ô-lông, dương cầm.

2. Vì sao cha khuyên cậu không nên học đàn dương cầm ?

a. Vì cậu không có đôi môi thích hợp.

b. Vì các ngón tay của cậu múp míp và ngắn quá.

c. Vì cậu không có năng khiếu.

3. Nguyên nhân nào dẫn đến sau này cậu trở thành một nghệ sĩ dương cầm lừng danh ?

a. Vì lời động viên lớn lao của nghệ sĩ pi-a-nô An-tôn Ru-bin-xtên đã khiến cậu tự tin và luyện tập miệt mài.

b. Vì cậu có năng khiếu đặc biệt.

c. Vì cậu có thầy giáo giỏi.

4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?

a. Hãy biết khen mọi ngưòi, những lòi khen ấy làm cho ngưòi khác phấn khởi và tự tin trong cuộc sống.

b. Hãy biết nói những lòi động viên mọi người vì có thể những lời động viên đó sẽ làm thay    đổi cuộc đời của một con ngưòi.

c. Hãy miệt mài học tập lao động thì sẽ đạt được thành công.

* LUYỆN TỪ VÀ CÂU

1. Tìm lời nói trực tiếp trong đoạn văn sau :

Một ngày kia, cậu được gặp gỡ nhạc sĩ dương cầm lừng danh An-tôn Ru-bin-xtên. Con người nổi tiếng này đã trao cho cậu một lời khích lệ mà trước đây cậu chưa từng được nghe : “Này chú bé, chú có thể chơi pi-a-nô được đấy ! Ta nghĩ là chú có thể chơi dược… nếu như chú chịu khó luyện tập 7 tiếng mỗi ngày. “

2. Em có thể đặt dấu ngoặc kép vào chỗ nào trong đoạn văn sau :

Có người đã để ý thấy rằng – cuộc sống và tài khoản ngân hàng có những điểm tương đồng nhau – những điều cuộc sống trao ban cho họ cũng nhiều như những điều họ đã đầu tư vào cuộc sống. Tài khoản của tôi tuy chẳng nhiều nhặn gì nhưng tôi vẫn có thể rút ra từ cuộc sống của mình vô vàn những niềm vui và sự mãn nguyện nếu như tôi chịu khó chú ý đến những điều tôi đem lại cho đời.

*  CẢM THỤ VĂN HỌC

Dựa vào nội dung câu chuyện, em hãy viết tiếp câu văn sau :

Bạn đừng bao giờ tiếc những lời động viên chân thành bởi vì…

*  TẬP LÀM VĂN

1. Em hãy kể lại câu chuyện Nói lời cổ vũ bằng lời kể của :

–  Cậu bé (tức nghệ sĩ Gian Pa-đơ-riêu-xki).

–  Cha của cậu bé.

2. Em đã bao giờ biết nói lời động viên người khác hoặc bản thân em đã từng nhận được lời động viên của ai đó lúc mình gặp khó khăn chưa ? Hãy kể lại câu chuyện ấy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *