Gợi ý tham khảo đề số 8 – 35 đề ôn luyện Tiếng Việt 4

Gợi ý tham khảo đề số 8 – Tiếng Việt lớp 4

Đề 8

*  ĐỌC HIỂU

1. – a ; 2. – b ; 3. – a ; 4. – b.

* LUYỆN TỪ VÀ CÂU

1. Lời nói trực tiếp là :

Này chú bé, chú có thể chơi pi-a-nô được đấy ! Ta nghĩ là chú có thể chơi được… nếu như chú chịu khó luyện tập 7 tiếng mỗi ngày.

2. Em có thể đặt dấu ngoặc kép vào những từ ngữ hiểu theo nghĩa đặc biệt : cuộc sống, tài khoản ngân hàng, tài khoản, rút ra từ cuộc sống của mình.

CẢM THỤ VĂN HỌC

… những lời động viên ấy có thể làm thay đổi rất nhiều cuộc sống của con người. Những lời động viên chân thành, đúng lúc, đúng nơi mang lại sự tự tin, nội lực cho con người, giúp họ thành công trong cuộc sống, theo đuổi niềm đam mê.

TẬP LÀM VĂN

1. Em cần chú ý kể đúng ngôi kể và lòi kể có sự sáng tạo.

2. Từ câu chuyện của chính mình, em hãy kể lại theo đúng trình tự thời gian và bài học ý nghĩa rút ra từ câu chuyện ấy.

Em có thể tham khảo câu chuyện sau :                           

Có một kỉ niệm thời niên thiếu tôi không bao giờ quên.

Một lần tôi và cha đứng xếp hàng để mua vé vào xem xiếc. Tôi đã rất háo hức chờ đến ngày hôm nay vì đây là lần đầu tiên tôi được đi xem xiếc. Tất cả mọi người đều vào rạp, chỉ còn một gia đình ngăn giữa chúng tôi và quầy vé. Nhìn bên ngoài, tôi có thể đoán được họ là những người không giàu. Họ mặc những bộ quần áo hơi cũ, nhưng trông có vẻ sạch sẽ. Tám đứa trẻ, hầu hết dưới 12 tuổi. Tất cả xếp thành hàng hai nắm tay nhau đứng ngay sau lưng cha mẹ. Chúng háo hức bàn tán, tưởng tượng về những anh hề, những chú voi và những trò khác mà tối nay chúng sẽ xem. Có lẽ là chúng chưa bao giò đi xem xiếc (giống như tôi vậy). Chắc đây sẽ là một sự kiện đáng nhớ trong tuổi thơ của chúng ! ông bố và bà mẹ đứng đầu đầy vẻ hãnh diện. Cô bán vé hỏi ông bố muốn mua bao nhiêu vé. ông đáp : “Làm ơn bán cho tôi tám vé trẻ em và hai vé người lớn !”. Cô bán vé vui vẻ cho ông biết số tiền phài trả. Người vợ thả tay chồng ra, đầu cúi xuống. Môi người đàn ông hơi run run ông nghiêng người về phía trước một chút và hỏi : “Cô vừa nói bao nhiêu ?”. Cô bán vé nhắc lại lần nữa. Người đàn ông không đủ tiền. Làm sao ông có thể quay lại và nói với tám đứa trẻ ràng ông không đủ tiền đưa chúng vào xem xiếc ? Từ nãy giờ cha tôi vẫn đứng yên quan sát. Bất chợt, cha tôi cho tay vào túi quán rút ra một tờ 20 nghìn và thà xuống đất. Rồi cha cúi người xuống nhặt tờ giấy bạc, vỗ vai ngưòi đàn ông nói : “Xin lỗi, ông vừa đánh rơi… Người đàn ông hiểu ngay chuyện gì xảy ra. Ông không nói nhưng chắc chắn rất cảm kích trước sự giúp đỡ trong một tình huống đáng ngại, đau lòng và tuyệt vọng, ông nhìn thẳng vào mắt cha tôi, hai tay nắm chặt lấy cha tôi, đè chặt lên tờ bạc 20 nghìn, đôi môi run run và giọng ông nghẹn ngào (một giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt gầy) : “Cảm ơn, cảm ơn ông. Tờ giấy bạc này thật sự có ý nghĩa với tôi và cả gia đình.”

Hai cha con tôi quay trở lại lấy xe, về nhà. Mặc dù không được xem xiếc tối hôm ấy, nhưng chúng tôi không hề cảm thấy tiếc nuối khi nhìn thấy những nụ cười rạng rỡ trên những gương mặt trẻ thơ. Chắc là giờ này chúng đang rất hạnh phúc.

(Theo Nguyễn Thị Thanh Huyền)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *