Em bé thông minh

Soạn bài Em bé thông minh siêu ngắn nhất trang 70 SGK ngữ văn 6 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài

Câu 1:

Bố cục: 3 đoạn

– Đoạn 1 (Từ đầu … đến “lỗi lạc”): Vua sai quan đi khắp nơi tìm người tài giỏi giúp nước.

– Đoạn 2 (Tiếp theo … đến “láng giềng”): Sự mưu trí, thông minh của em bé qua các lần thử thách.

– Đoạn 3 (Còn lại): Em bé trở thành trạng nguyên.

Nội dung chính: Truyện đề cao trí thông minh, trí khôn dân gian (qua hình thức giải những câu đố và vượt qua những thử thách oái ăm). Tạo ra tiếng cười vui vẻ và hồn nhiên trong đời sống hằng ngày.

Trả lời câu 1 (trang 74, SGK Ngữ văn 6, tập 1): 

–  Hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật rất phổ biến trong truyện cổ tích.

–  Hình thức này có tác dụng:

+ Tạo ra thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng và phẩm chất của mình.

+ Tạo tình huống để phát triển cốt truyện.

+ Gây hứng thú hồi hộp cho người đọc, người nghe.

Câu 2:

Trả lời câu 2 (trang 74, SGK Ngữ văn 6, tập 1): 

– Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua 4 lần:

+ Lần 1: Trả lời câu hỏi của viên quan “Trâu cày một ngày được mấy đường?”.

+ Lần 2: Giải được câu đố của vua: nuôi trâu đực đẻ được bê con.

+ Lần 3: Cũng là thử thách của vua: một con chim sẻ làm được ba mâm cỗ thức ăn.

+ Lần 4: Câu đố của sứ thần nước ngoài: xâu một sợi chỉ mảnh qua ruột con ốc vặn rất dài.

– Sự thử thách càng ngày càng khó vì:

+ Xét về người đố: lúc đầu chỉ là một viên quan – hai lần nhà vua đố – sứ thần nước ngoài.

+ Tính chất câu đố: ngày một oái oăm và khó hơn.

Câu 3:

Trả lời câu 3 (trang 74, SGK Ngữ văn 6, tập 1): 

 Cách giải đố của cậu bé và điểm lí thú:

Lần thử thách

Cách giải đố

Điểm lí thú

Lần 1

Đố lại viên quan.

Đẩy thế bí về phía viên quan, lấy “gậy ông đập lưng ông”.

Lần 2

Để vua tự nói ra sự phi lí của mình.

Làm cho người ra câu đố tự thấy vô lý và phi lý.

Lần 3

Đố lại vua rèn kim thành một con dao để xẻ thịt chim.

Những lời giải đố của em bé thường không dựa vào sách vở, dựa vào kinh nghiệm đời sống và trí thông minh.

Lần 4

Dùng kinh nghiệm dân gian.

Em bé giải đố bằng một bài đồng dao.

Câu 4:

Trả lời câu 4 (trang 74, SGK Ngữ văn 6, tập 1): 

Ý nghĩa câu chuyện:

– Truyện đề cao trí thông minh dân gian.

– Nhân dân muốn khẳng định khả năng của người lao động, khẳng định trí khôn dân gian luôn có ích và được vận dụng vào thực tế.

– Truyện tạo ra tiếng cười hài hước, mua vui cho người đọc, người nghe. 

Chia sẻ: Tailieuhay.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *