Gợi ý tham khảo đề số 14 Tiếng Việt lớp 4
* ĐỌC HIỂU
1. – c ; 2. – b ; 3. – b ; 4. – a ; 5. – c ; 6. – b.
* LUYỆN TỪ VÀ CÂU
1. Đặt câu hỏi
a) … chị tôi làm gì ?
b) Cái gì chỉ là mấy que tăm hoặc mấy que diêm, có khi là mấy cùi cau khô long hạt ?
c) Con tượng vàng như thê nào ?
d) Lúc nào, chị lại ôm choàng lấy tôi mà cười, không khí lại càng thêm vui vẻ.
e) Bao giờ cũng thế, chị ngồi ở đâu ?
2. Đó là câu b và c.
3. – Câu thứ 1 để khẳng định (“Thật chứ ?“, nó hỏi.)
– Câu thứ 2 tỏ thái độ chê (“Sao con cứ thấy sờ sợ thế nhỉ ?”)
– Câu thứ 3 để yêu cầu đề nghị (“Ba có thể… một lần nữa được không ?”)
* CẢM THỤ VĂN HỌC
– Nhận xét : tác giả đã miêu tả rất sinh động thú vị gợi ra những chi tiết điển hình, phân biệt được ngay quân bài này với quân bài khác.
– Em tự viết đoạn văn miêu tả.
* TẬP LÀM VĂN
Gợi ý :
– Dựa theo cách viết bài đánh tam cúc, em kể về trò chơi, cách chơi trò chơi em thích nhất.
– Em cần chú ý bài này không đơn thuần chỉ là một đoạn văn viết về luật chơi, em cố gắng viết cách chơi sao cho thú vị hấp dẫn người đọc.
Đề bài 1
Tham khảo :
Chủ nhật nào cũng vậy, sau một tuần học tập căng thẳng, em cùng các bạn trong xóm ra khu đất trống đá bóng – trò chơi em thích nhất.
Đá bóng là một môn thể thao mà theo em không người đàn ông nào không biết. Em và mười bạn khác là một đội, còn lại mười một bọn khác là một đội. Em được giao làm thủ môn trấn giữ khung thành. Hiệp đấu bắt đầu : Đội em được quyền phát bóng trước. Chỉ một loáng, các bọn hàng tiền đạo đã dồn lên tấn công và một cú sút uy lực của Mạnh Tùng – “tay ghi bàn” của đội đi xuyên qua hàng hậu vệ đội bạn. Nhưng thủ môn Bảo Anh đã xuất sắc đấm bóng ra ngoài. Bóng đến chân tiền vệ đội bạn Hoàng Minh. Đội bạn dồn lên tấn công, Nhưng hậu vệ Trung Nghĩa đã kịp thời cướp bóng, chuyển lên cho Việt Dũng. Việt Dũng đang đi bóng thì, ôi không, một cú huých rất mạnh của hậu vệ đội bạn làm Dũng không đứng lên nổi. Cả đội em lao tới nói : “Phạm lỗi, bạn kia phạm lỗi, phải bị ăn thẻ đỏ rời sân”. Trọng tài tuyên bố cầu thủ bạn bị ăn thẻ vàng và sẽ có quả đá phạt dành cho đội em. Người thực hiện cú sút phạt là tiền vệ Vĩnh Hoàng. Sút, vào ! Vậy là tỉ số đã được mở cho đội em nhờ tiền vệ Vĩnh Hoàng. Bàn thắng vừa rồi cũng kết thúc hiệp 1. Các “cầu thủ” được nghỉ mười lăm phút.
Sau khi nghỉ giữa giờ, cả hai đội trở lại sân để thi đấu tiếp tục. Đội bạn được phát bóng trước và trận đấu được tiếp tục. Các bạn đội bên dồn lên phản công gỡ bàn. Cú sút rất uy lực của tiền đạo Đặng Nam đập trúng cột dọc này ra ngoài. Sau một pha “nghẹt thở”, đội em lấy lại tinh thần và bình tĩnh trở lại. Ngay lúc đó, hậu vệ Đình Bách chuyền cho tiền đạo cánh phài Quốc Anh. Và tiền đạo này tạt ngang vào vùng cấm địa để “cao kều” Đức Chính đánh đầu ghi bàn. Vậy là tỉ số được nâng lên 2-0. Đội bạn thấy không còn gì để mất, dồn lên tốn công để gỡ bàn. Nhưng hàng hậu vệ đội em đã chơi rất tốt. Và giây phút chúng em chờ đợi đã đến. Tiếng còi của trọng tài đã kết thúc chung cuộc tỉ số 2 – 0 cho đội em.
Em vui lắm. Sau một tuần học tập căng thẳng, em cùng cả “đội” đá bóng. Em nghĩ đây sẽ là trò chơi em không thể nào quên.
(Nhật Minh)
Đề bài 2
Tham khảo :
Vào mỗi dịp Tết, khi không khí ấm áp bao trùm cà bầu trời, em cùng các bạn chơi bịt mắt bắt dê – một trò chơi dân gian thật hay.
Bịt mắt bắt dê là một trò chơi đã có từ rất lâu. Đây là trò chơi càng nhiều người chơi càng tốt, Đầu tiên chúng em phải oẳn tù tì để tìm xem ai thua phải làm người bắt dê. Những người còn lại phải làm dê, ngồi yên một chỗ, miệng kêu “be be” rất ngộ nghĩnh. Người bât dê bị bịt mắt thật chặt để không nhìn thấy gì cả. Và người bắt dê thật thính tai để nghe tiếng “dê” kêu. Người bắt dê phải Iần theo tiếng “dê” để biết tiếng đó của ai và nói tên người đó. Nếu đúng thỉ người bị bắt phải làm người bắt dê, còn nếu không thỉ người bắt dê phải tiếp tục. Đây là trò chơi rất vui nhộn. Em và các bạn chơi say sưa và trong lúc chơi luôn luôn có những trận cười sàng khoái.
Em thích trò chơi này lắm. Bịt mắt bắt dê là trò chơi mà em không thể nào quên trong thời thơ ấu của em.
(Nhật Minh)