Gợi ý tham khảo đề 15 – 35 đề ôn luyện Tiếng Việt 4

Gợi ý tham khảo đề số 15 Tiếng Việt lớp 4

Đề 15

* ĐỌC HIỂU

1. – a ; 2. – c ; 3. – b ; 4. – c ; 5. – b.

* LUYỆN TỪ VÀ CÂU

1. Đó là trò chơi chuyền.

2. Em học tập cách viết của bài Pháo đền để viết về cách chơi của từng trò chơi.

– Trò chơi các bạn trai thích : VD : đánh trận giả.

– Trò chơi các bạn gái thích : VD : bán đồ hàng.

– Trò chơi các bạn gái và trai đều thích : VD : kéo co.

*  CẢM THỤ VĂN HỌC

Từ kinh nghiệm của bản thân mình, em thử suy nghĩ xem tại sao “không được chơi những trò chơi thơ bé lại là một thiệt thòi lớn”.

Tham khảo :

Những trò chơi đó dã trở nên thân quen, không thể thiếu trong thòi thơ ấu của trẻ em. Trò chơi còn quý hơn cả những món quà ăn được vì trẻ em thường mê mẩn trò chơi. Chơi vùa vui, vừa có thêm bạn bè, vừa học được bao điều lí thú. Nhiều khi, được chơi còn vui hơn cả được ăn, được mặc, được cho tiền,… Trẻ em mà không được chơi thì thật là buồn, càm thấy như mất thời thơ ấu.

* TẬP LÀM VĂN

Đề bài 1

Tham khảo :

Các bạn ạ, vừa rồi trường mình tổ chức cho học sinh đi tham quan Bào tàng Dân tộc học. Được chơi các trò chơi dân gian ở đó mình mới biết thế nào là chơi pháo đền.

Chính tay mình đã làm được một quà pháo đấy nhé ! Đầu tiên mình được phát một nắm đất sét màu nâu vàng. Mình nhào cho thật nhuyễn rồi nặn thật mỏng. Kết quả trông quả pháo của mình to như cái bánh giày khổng lồ. 1,2, 3,… cà lớp mình giơ pháo cao quá đầu rồi đập bụp xuống đất. Ồ, tiếc quá ! Pháo nổ không được to lắm ! Thôi, mình làm lại quả khác vậy. Bạn nào thích chơi cùng mình không thì vào đây !

Đề bài 2

Tham khảo :

Những trò chơi dân gian rất gần gũi với tuổi thơ chúng em. Nó tạo cho chúng em cảm giác thích thú và vui vẻ.

“Tập tầm vông. Tay không tay có. Tập tâm vó. Tay nào có ? Tay nào không?…” Khi nghe câu đồng dao này, mọi người thấy quá quen thuộc đúng không ? Bởi vì đây là trò chơi “Tập tầm vông”. Cách chơi như thế nào đây ? Phải có hai người cùng chơi. Một người cầm trong tay một hòn sỏi nhỏ hoặc một cái chun rồi nắm chặt tay. Người kia có nhiệm vụ đoán xem cái chun hay sỏi ở tay nào, trái hay phải. Trò chơi cần có sự may mắn. Nếu đoán đúng, người ấy sẽ thắng. Trò chơi vừa đơn giản vừa khó, đúng không nào ?

Còn trò chơi nữa là trò “Nu na nu nống”, Trò chơi cần có hai người trở lên. Cứ thế, tất cả đan chéo chân vào nhau rồi lần lượt đập nhẹ vào đầu gối. Cứ liên tiếp như vậy nói “Nu na nu nống. Đánh trống phất cờ,…”. Nếu cuối cùng đập vào chân ai thì bạn ấy sẽ được vào đánh trống. Trò chơi thật là thú vị.

Tiếp theo sẽ xuất hiện trò “Dung dăng dung dẻ”. Trò này rất vui vẻ. Có thật nhiều người chơi càng tốt. Mọi người nắm tay nhau hát bài đồng dao. Nếu nói “Ngồi sập xuống đây”, ai không ngồi xuống sẽ bị thua. Trò chơi đòi hỏi phải thật nhanh nhẹn.

Còn trò gì nữa không ? Đó là trò “Cõng trên lưng nhau” đấy. Cứ nói câu “Nhong nhong nhong. Ngựa ông đã về…”. Trò này rất đơn giản. Chỉ cần một người cõng lên lưng người kia là được. Nhưng nếu không cõng được sẽ ngã đấy !

Trò cuối cùng là “Rồng rắn lên mây”.  Phải thật nhiều người chơi mới hấp dẫn. Một người làm thầy thuốc. Rồng rắn nói câu đồng dao để thầy thuốc trả lời. Đến câu cuối cùng “tha hồ thầy đuổi” thì thấy sẽ đuổi một người ở tận khúc đuôi của rồng rán. Đến đấy mới thực là buồn cười. Chạy cứ ríu cả chân rồi ngã đè lên nhau. Đau mà vẫn cười mới lạ chứ !

Em thấy tất cả các trò chơi trên đều thú vị, hấp dẫn. Trò chơi mang lại cho chúng em đầy sự bất ngờ và những tiếng cười vui vẻ. Nào… chúng mình cùng chơi đi !

(Minh Hà)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *