Soạn bài Kì diệu rừng xanh trang 75 SGK Tiếng Việt 5 tập 1

Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Kì diệu rừng xanh trang 75 SGK Tiếng Việt 5 tập 1. Câu 2. Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào? Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng?

Bài 1

Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì? Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật hiện lên như thế nào?

Gợi ý:

Con đọc đoạn văn thứ nhất.

Trả lời:

Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có liên tưởng khá thú vị. Ông thấy vạt nấm rừng như một thành phố nấm, mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tân kì, bản thân mình như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon với những đền đài, miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân.

Những liên tưởng thú vị vừa nói đã làm cho cảnh vật trong rừng trở nên lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích.

Bài 2

Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào? Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng?

Gợi ý:

Con đọc đoạn văn thứ hai.

Trả lời:

Những muông thú trong rừng được tả rất sinh động. Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như chớp. Những con chồn, sóc với túm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo. Những con mang vàng đang ăn cỏ non, những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng.

Sự xuất hiện thoắt ẩn, thoắt hiện của những muông thú ấy làm cho cảnh rừng trở nên sống động, đầy những điều bất ngờ lí thú.

Bài 3

Vì sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rọi”?

Gợi ý:

Con đọc đoạn văn thứ ba.

Trả lời:

Rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi” vì có sự phối hợp của rất nhiều sắc vàng ngời sáng, rực rỡ trong một không gian rộng lớn: lá vàng như cảnh mùa thu ở trên cây và trải thành thảm ở dưới gốc, những con mang có màu lông vàng, nắng cũng rực vàng…

Bài 4

Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc bài văn trên?

Gợi ý:

Con suy nghĩ và trả lời.

Trả lời:

Đoạn văn khiến em yêu mến hơn những cánh rừng và mong muốn mọi người cùng chung sức bảo vệ vẻ đẹp tự nhiên kì diệu của rừng.

Chia sẻ: Tailieuhay.net

Bài văn

Kì diệu rừng xanh

Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố lúp xúp dưới bóng cây thưa. Những chiếc ấm to bằng cái ấm tích, màu sặc sỡ rực lên. Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì. Tôi có cảm giác mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon. Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân.

Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ẩm lạnh, ánh nắng lọt qua lá trong xanh. Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy. Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo.

Sau một hồi len lách mải miết, rẽ bụi rậm, chúng tôi nhìn thấy một bãi cây khộp. Rừng khộp hiện ra trước mắt chúng tôi, lá úa vàng như cảnh mùa thu. Tôi dụi mắt. Những sắc vàng động đậy. Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non. Những chiếc chân vàng đang giẫm trên thảm lá vàng và sắc nắng cũng rực vàng trên lưng nó. Chỉ có mấy vạt cỏ xanh biếc là rực lên giữa cái giang sơn vàng rợi.

 Tôi có cảm giác mình lạc vào một thế giới thần bí.

Theo Nguyễn Phan Hách

Lúp xúp: ở liền nhau, thấp và sàn sàn như nhau.

Ấm tích: ấm to bằng sứ dùng để đựng nước uống.

Tân kì: mới lạ.

Vượn bạc má: một loài vượn có chòm long trắng như bông ở hai má.

Khộp: cây thân gỗ thẳng, họ dầu, lá to và rụng sớm vào mùa khô.

Con mang (con hoẵng): loài thú rừng cùng họ với hươu, sừng bé có hai nhánh, lông màu vàng đỏ.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *