Soạn bài Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai trang 54 SGK Tiếng Việt 5 tập 1

Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai trang 54 SGK Tiếng Việt 5 tập 1. Câu 1. Dưới chế độ A-pác-thai, người da đen bị đối xử như thế nào?

Câu 1:

Dưới chế độ A-pác-thai, người da đen bị đối xử như thế nào?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn sau: Ở nước này… đến không được hưởng một chút tự do, dân chủ nào.

Trả lời:

Dưới chế độ a-pác-thai, người da đen bị bạc đãi làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu nhưng bị trả lương thấp, phải sống, chữa bệnh, làm việc ở những khu riêng biệt, không được hưởng chút tự do dân chủ nào.

Câu 2:

Người dân Nam Phi đã làm gì để xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc?

Gợi ý: Em đọc đoạn sau: Bất bình với chế độ a-pác-thai… đến hết.

Trả lời:

Để xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc, người da đen ở Nam Phi đã đứng lên đòi bình đẳng. Cuộc đấu tranh của họ cuối cùng đã giành được thắng lợi.

Câu 3:

Theo em, vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai được đông đảo mọi người trên thế giới ủng hộ?

Gợi ý: Từ những bất công của chế độ phân biệt chủng tộc, em hãy giải thích lí do.

Trả lời:

Cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai được đông đảo mọi người trên thế giới ủng hộ vì những ai yêu chuộng hòa bình và công lí đều không thể chấp nhận được một chính sách phân biệt chùng tộc dã man, tàn bạo như chế độ a-pác-thai.

Câu 4:

Hãy giới thiệu về vị Tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi mới.

Gợi ý: Thông qua báo đài, truyền hình, em hãy tìm hiểu thêm về Nen-xơn Man-đê-la.

Trả lời:

    Nen-xơn Man-đê-la sinh năm 1918, ông là người da đen, làm nghề luật sư. Ông bị nhà cầm quyền Nam Phi xử tù chung thân năm 1964 vì đấu tranh chống chế đô a-pác-thai. Năm 1994, ông được trả tự do sau khi chế độ a-pác-thai bị xóa bỏ. Nen-Xơn Man-đê-la được Giải thưởng Nô-ben về hòa bình năm 1993.

Nội dung bài: Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi.

Bài đọc:

Ê – mi – li, con …

(Trích)

      Ngày 2-11-1965, một công dân Mĩ tên là Mo-ri-xơn đã tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của chính quyền Mĩ ở Việt Nam. Xúc động trước hành động của anh, nhà thơ Tố Hữu viết bài thơ Ê-mi-li, con … Bài thơ gợi lại hình ảnh Mo-ri-xơn bế con gái là bé Ê-mi-li 18 tháng tuổi đến trụ sở Bộ Quốc Phòng Mĩ, nơi anh tự thiêu vì hòa bình ở Việt Nam.

Ê – mi – li, con đi cùng cha

Sau khôn lớn, con thuộc đường, khỏi lạc …

– Đi đâu cha?

– Ra bờ sông Pô-tô-mác.

– Xem gì cha?

– Không, con ơi, chỉ có Lầu Ngũ Giác.

 

Giôn – xơn!

Tội ác bay chồng chất

Nhân danh ai

Bay mang những B.52

Những napan, hơi độc

Đến Việt Nam

Để đốt những nhà thương, trường học

Giết những con người chỉ biết yêu thương

Giết những trẻ em chỉ biết đến trường

Giết những đồng xanh bốn mùa hoa lá

Và giết cả những dòng sông của thơ ca nhạc họa?

 

Ê – mi – li con ôi!

Trời sắp tối rồi…

Cha không bế con về được nữa!

Khi đã sáng bùng lên ngọn lửa

Đêm nay mẹ đến tìm con

Con sẽ ôm lấy mẹ mà hôn

Cho cha nhé

Và con sẽ nói giùm với mẹ:

Cha vui đi, xin mẹ đừng buồn!

 

Oa-sinh-tơn 

Buổi hoàng hôn

Ôi những linh hồn

Còn, mất?

Đã đến phút lòng ta sáng nhất!

Ta đốt thân ta, cho ngọn lửa sáng lòa

Sự thật.

TỐ HỮU

– Lầu Ngũ Giác (Lầu Năm Góc): toà nhà hình 5 góc, trụ sở Bộ Quốc Phòng Mĩ.

– Giôn-xơn: tổng thống Mĩ từ năm 1963 đến năm 1968

– Nhân danh: lấy danh nghĩa để làm một việc gì đó.

– B.52: máy bay ném bom khổng lồ của Mĩ.

– Na pan: bom dùng chất xăng đặc để gây cháy, bỏng.

– Oa-sinh-tơn: thủ đô của nước Mĩ.

Chia sẻ: Tailieuhay.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *