Giải bài tập Tập làm văn: Ôn tập về tả cảnh trang 134 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Lập dàn ý miêu tả một trong các cảnh sau: a) Một ngày mới bắt đầu ở quê em. b) Một đêm trăng đẹp. c) Trường em trước buổi học. d) Một khu vui chơi, giải trí mà em thích.
Đề bài
Lập dàn ý miêu tả một trong các cảnh sau :
a) Một ngày mới bắt đầu ở quê em.
b) Một đêm trăng đẹp.
c) Trường em trước buổi học.
d) Một khu vui chơi, giải trí mà em thích.
Tìm ý cho bài văn:
A. Mở bài:
– Cảnh em định tả là gì?
– Em quan sát cảnh ấy vào thời điểm nào?
B. Thân bài:
– Tả bao quát toàn cảnh
– Tả từng bộ phận của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
C. Kết bài: Nêu tình cảm của em với cảnh được miêu tả
Lời giải chi tiết
a) Đề bài: Tả một ngày mới bắt đầu ở quê em.
1. Mở bài:
Ngày mới bắt đầu ở quê hương em thật vui, thật nhộn nhịp.
2. Thân bài:
– Tiếng gà gáy lảnh lót rồi vang vọng khắp thôn xóm.
– Phía đằng đông, ánh mặt trời rạng dần rồi toả sáng.
– Trâu, bò trong chuồng đã thức dậy.
– Gà, vịt kéo nhau ra sân, ra vườn.
– Vòm trời xanh trong, gió thổi mát rượi.
– Cây cối tươi tắn, những giọt sương đêm nhấp nháy trên cành cây, kẽ lá.
– Khói lam đã lảng vảng trên các mái nhà.
– Các bà, các chị chuẩn bị cho bữa ăn sáng.
– Các âm thanh vang vọng khắp xóm thôn.
– Ngoài đường đông người qua lại, nhịp sống nhộn nhịp hơn.
3. Kết bài:
– Em rất yêu ngày mới bắt đầu ở quê em.
– Em sẽ ra sức học tập để sau này góp phần xây dựng quê hương
b) Đề bài: Tả một đêm trăng đẹp
1) Mở bài
Giới thiệu chung về đêm trăng ấy:
* đêm rằm trang tỏa sáng khắp bầu trời và mặt đất
* xóm em rộn ràng chuẩn bị đón tết trung thu
2) Thân bài
Tả cảnh đêm trăng:
* Lúc xẩm tối:
+ Màn đêm dần buông, bầu trời thăm thẳm, lấp lánh ánh sao
+ Trăng lấp ló thấp thoáng sau lũy tre làng
+ Gió thổi mát rượi
+ Làng xóm rộn rã nhộn nhịp tiếng nói cười
* Lúc trăng lên:
+ Mặt trăng tròn vành vạnh như một chiếc đĩa lơ lửng giữa không trung
+ Ánh trăng vằng vặc soi sáng xuống sân nhà, nhà cửa, ruộng đồng,..
+ Trên đường làng trẻ em nối đuôi nhau chơi rước đèn, ca hát rộn ràng
+ Cảnh phá cỗ vui vẻ giữa sân đình
3) Kết bài
Cảm nghĩ của em về đêm trăng ấy:
– Cảnh làng quê trong đêm trăng đẹp như một bức tranh
– Ấn tượng sâu sắc về đêm trăng hôm ấy
– Càng thêm yêu mến quê hương
– Không bao giờ quên hôm ấy
c) Đề bài: Tả quang cảnh trường em trước buổi học.
Dàn ý chi tiết
1. Mở bài: Sáng nào em cũng đi học sớm, em có dịp nhìn ngôi trường em thật lâu, thật kĩ.
– Quang cảnh trường em trước giờ vào lớp thật đẹp thật vui.
2. Thân bài:
a) Bên ngoài:
– Tấm biển mang tên trường mới tinh trên đầu hai trụ cổng
– Cổng sắt đồ sộ, được mở rộng.
b) Bên trong:
– Sân trường sạch sẽ.
– Hàng cây xanh trong sân trường đã thức giấc, cành lá vươn cao trong nắng sớm.
– Những giậu hoa nhiều màu sắc rập rờn dưới hàng hiên.
– Sương đêm còn đọng trên cành cây, kẽ lá.
– Trụ cờ sừng sững, lá cờ phần phật trong gió sớm.
– Các phòng học sạch sẽ, bàn ghế kê ngay ngắn.
c) Các hoạt động của học sinh:
– Từng cặp học sinh hào hứng truy bài trong lớp học.
– Đội trực nhật tiếp tục những công việc của mình.
– Học sinh đến trường mỗi lúc một đông, âm thanh ồn ã, náo nhiệt.
– Các trò chơi thật vui vẻ trên sân trường.
– Trống trường vang lên học sinh xếp hàng vào lớp và chuẩn bị tư thế cho buổi học mới.
3. Kết bài:
– Em rất thích quang cảnh trường em trước giờ vào lớp.
– Em mong trường em mỗi ngày khang trang, tươi đẹp.
d) Đề bài: Tả một khu vui chơi, giải trí mà em thích.
1. Mở bài: Giới thiệu tên công viên mà em định tả: Ở đâu? Em đến đó vào dịp nào hay thường xuyên đến?
2. Thân bài:
a) Tả bao quát:
Cảnh quan của công viên (không khí, diện tích, cây, hoa, màu sắc…)
b) Tả chi tiết:
– Từng khu có những loại hoa gì? Màu sắc, vẻ đẹp của các loài hoa?
– Cây cối trong công viên (cây cổ thụ hay cây mới trồng, sự biến đổi của các loài cây theo thời gian như thế nào? Các cây kiểng được tỉa, xén thành hình các con vật có gì ấn tượng và đẹp?)
– Những khu đồi nhân tạo hay tự nhiên sẵn có đẹp như thế nào? Cảnh vật có liên quan đến công viên vào buổi sáng (chim chóc, ong bướm, lúc mưa, lúc nắng).
– Những hoạt động cùa con người vào buổi sáng nơi công viên có gì nhộn nhịp, vui vẻ?
– Lợi ích của công viên, ý thức bảo vệ chăm sóc công viên.
3. Kết bài: Cảm nghĩ của em khi đến thăm công viên (Tinh thần thoải mái sau những giờ học tập mệt nhọc, gần gũi thiên nhiên…)
Chia sẻ: Tailieuhay.net