Soạn bài Lời tiễn dặn siêu ngắn nhất trang 93 SGK ngữ văn 10 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Câu 1:
Trả lời câu 1 trang 96 SGK Ngữ văn 10, tập 1
– Cách gọi cô gái: người đẹp anh yêu => trân trọng và khẳng định tình yêu dành cho cô gái còn thắm thiết (mâu thuẫn với sự thật phũ phàng là cô gái đang cất bước theo chồng).
– Muốn níu kéo giây phút còn được ở bên cô gái:
+ Phải được dặn, được nhủ cô gái đôi câu anh mới đành lòng (được nhủ đôi câu…mới đành lòng quay lại, được dặn…mới chịu quay đi)
+ Muốn ngồi bên ủ lấy hương người cho mai sau còn đượm hơi người yêu (xin hãy cho anh…đượm hơi)
+ Nựng con riêng của cô gái như nựng con mình (hãy đưa anh ẵm, hãy đưa anh bồng, nựng con rồng con phượng).
– Ý chí quyết tâm đoàn tụ: Không lấy được nhau mùa hạ…/Không lấy được nhau thời trẻ…
Câu 2:
Trả lời câu 2 trang 96 SGK Ngữ văn 10, tập 1
– Bịn rịn, lưu luyến, muốn kéo dài giây phút cuối cùng được ở bên chàng trai: vừa đi vừa ngoảnh lại, vừa đi vừa ngoái trông, ngắt lá ớt ngồi chờ, ngắt lá cà ngồi đợi, tới rừng lá ngón ngóng trông.
–Mang cùng tâm trạng yêu thương, mong nhớ với chàng trai, cô quyết chờ gặp chàng trai: anh tới nơi, em bẻ lá xanh em ngồi.
=> Cách mô tả ấy biểu lộ tình yêu sâu đậm và vô cùng thấu hiểu của chàng trai đối với cô gái. Hai người cùng ở trong cảnh ngộ tiễn dặn và sống cùng tâm trạng day dứt, dằn vặt, đau đớn vì phải cách xa.
Câu 3:
Trả lời câu 3 trang 96 SGK Ngữ văn 10, tập 1
– Chạy lại đỡ cô gái dậy, ân cần phủi áo, chải lại đầu cho cô gái: dậy đi em…tóc rối đưa anh búi hộ.
– Đi chặt tre về làm ống lam làm thuốc cho cô khỏi đau: anh chặt tre về đốt gióng đầu…lam ống thuốc này em uống khỏi đau.
– Tâm trạng của chàng trai: xót xa đau đớn và quyết tâm bằng mọi cách đón cô gái về đoàn tụ với mình (22 câu cuối để khẳng định quyết tâm này).
=> Chàng trai biểu lộ niềm xót xa, thương cảm sâu sắc đối với cảnh ngộ thảm thương của người yêu khi ở nhà chồng.
Câu 4:
Trả lời câu 4 trang 96 SGK Ngữ văn 10, tập 1
– Phép điệp được sử dụng liên hoàn trong đoạn thơ (điệp ngữ, điệp hình ảnh, điệp cú pháp):
+ Cách điệp này thỏa mãn phần nào cảm xúc đang dâng đầy trong lòng những con người sống chất phác, hồn nhiên, mãnh liệt giữa núi rừng.
+ Phép điệp còn tạo nên những điệp khúc yêu thương, những điệp khúc thể hiện sự quyết tâm đoàn tụ của chàng trai và cô gái. Đó là cách biểu đạt gợi cảm của một tình yêu thủy chung, chân thành, thắm thiết.
Bố cục
Bố cục (2 phần)
– Phần 1: từ đầu đến “…góa bụa về già”: tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn dặn.
– Phần 2: còn lại: cử chỉ, hành động, tâm trạng của chàng trai lúc ở nhà chồng cô gái.
ND chính
– Tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn cô gái về nhà chồng và phải chứng kiến cảnh cô bị người chồng đánh đập. – Khát vọng hạnh phúc, tình yêu thủy chung của chàng trai dành cho cô gái. |
Chia sẻ: Tailieuhay.net