Soạn Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi siêu ngắn

Soạn bài Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi siêu ngắn nhất trang 117 SGK ngữ văn 10 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài

Câu 1:

Trả lời câu 1 trang 118 SGK Ngữ văn 10, tập 1

Miêu tả cảnh ngày hè, tác giả đã sử dụng các động từ, tính từ, từ láy có sức gợi hình tượng và cảm giác: đùn đùn,

giương, phun, đỏ, tiễn, lao xao, dắng dỏi

+ Đùn đùn: sắc xanh thẫm của tán hòe lớp lớp, liên tiếp tuôn ra.

+ Giương: rộng ra

+ Phun: gợi sự nổi bật, bắt mắt của màu đỏ hoa lựu

+ Tiễn (ngát, nức): gợi tả sức lan tỏa của hương sen.

+ Âm thanh: lao xao, dắng dỏi, chợ cá, cầm ve: âm thanh rộn ràng, râm ran.

=> Sự vật vốn tĩnh trở nên động.

=> Tái hiện bức tranh màu sắc rực rỡ, tươi sáng. Bức tranh mùa hè rực rỡ màu sắc, âm thanh tươi vui, đầy sức sống.

Câu 2:

Trả lời câu 2 trang 118 SGK Ngữ văn 10, tập 1

Sự hài hòa giữa âm thanh và màu sắc, cảnh vật và con người trong bài thơ:

+ Màu lục của lá hòe làm nổi bật màu đỏ của hoa thạch lựu.

+ Ánh mặt trời buổi hoàng hôn như dát vàng lên những tán hòe xanh tràn đầy sức sống.

+ Tiếng ve râm ran hòa cùng tiếng chợ cá lao xao làm nên bản nhạc sống động của cuộc sống thanh bình của nhân dân.

+ Cảnh vật dù được miêu tả vào lúc cuối ngày nhưng sự sống không ngơi nghỉ, âm thanh, màu sắc, cảnh vật, con người vẫn hài hòa trong bức tranh tổng thể và tiếp diễn nhịp sống khỏe khoắn, vui vẻ, thanh bình.

=> Bức tranh ngày hè sống động, tươi tắn, đẹp đẽ, căng đầy sức sống và hơi thở đời thường.

Câu 3:

Trả lời câu 3 trang 118 SGK Ngữ văn 10, tập 1

Nhà thơ đã cảm nhận cảnh vật bằng nhiều giác quan như

+ Thị giác (màu xanh của cây hòe, màu đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen, màu vàng của ánh nắng),

+ Thính giác (tiếng chợ cá lao xao),

+ Khứu giác (hương sen) và sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú.

=> Qua sự cảm nhận này, Nguyễn Trãi bộc lộ tình yêu thiên nhiên say đắm, tâm hồn tinh tế, nhạy cảm và sự giao hòa mãnh liệt cùng tạo vật.

Câu 4:

Trả lời câu 4 trang 118 SGK Ngữ văn 10, tập 1

Hai câu thơ cuối bộc lộ tấm lòng yêu nước thương dân sâu nặng, tha thiết của Nguyễn Trãi. Nhà thơ ao ước có cây đàn của vua Thuấn để gảy khúc Nam phong ca ngợi cảnh thanh bình của nhân dân.

Câu cuối là câu lục ngôn với âm điệu khác hẳn những câu thất ngôn bên trên, âm điệu ngắn gọn, chắc nịch, dồn tụ cảm xúc của cả bài, nhấn mạnh lí tưởng mong cho nhânở tất cả mọi nơi trên đất nước được ấm no, hạnh phúc của tác giả. 

Câu 5:

Trả lời câu 5 trang 119 SGK Ngữ văn 10, tập 1

– Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là khát vọng về cuộc sống thái bình, hạnh phúc cho nhân dân.

Cảm hứng ấy xuyên suốt bài thơ, thấm đượm trong tình yêu thiên nhiên, thấm đượm trong lòng yêu cuộc sống ở những câu thơ trên và dồn tụ lại thành kết thúc của bài thơ với sự bộc lộ trực tiếp ở hai câu cuối.


LUYỆN TẬP

Câu 1: (trang 119 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

– Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên, cuộc sống của ngày hè được gợi tả một cách sống động, nhiều màu sắc, vui tươi và tràn đầy sức sống.

=> Cho thấy sự cảm nhận tinh tế, bút pháp nghệ thuật tài hoa của tác giả.

– Vẻ đẹp cuộc sống tâm hồn Nguyễn Trãi: tâm hồn yêu thiên nhiên, tấm lòng ưu ái với dân với nước.

+ Cuộc sống giản dị, thanh tao.

+ Tâm hồn chan chứa yêu thương.

+ Cách sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh dân tộc quen thuộc, gần gũi.


Bố cục

Bố cục (2 phần)

– Phần 1 (6 câu thơ đầu): Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống

– Phần 2 (2 câu thơ còn lại): Vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ

ND chính

– Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên

– Thể hiện tình yêu thiên nhiên và cuộc sống, tấm lòng yêu nước thương dân tha thiết.

Chia sẻ: Tailieuhay.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *