Soan Đọc thêm Vận nước – Cáo bệnh, bảo mọi người – Hứng trở về siêu ngắn

Soạn bài Đọc thêm Vận nước – Cáo bệnh, bảo mọi người – Hứng trở về siêu ngắn nhất trang 138 SGK ngữ văn 10 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài

Phần I

Trả lời câu 1,2,3,4 trang 139 SGK Ngữ văn 10, tập 1

1Tác giả so sánh Vận nước như dây mây leo quấn quýt nhằm diễn tả sự bền chặt, sự dài lâu, sự phát triển thịnh vượng của đất nước.

2. Qua hai câu thơ đầu, ta có thể cảm nhận:

– Hoàn cảnh đất nước: thanh bình, thịnh vượng với vận may và khí thế phát triển tốt tươi.

– Tâm trạng của tác giả: tin tưởng, niềm vui phơi phới, niềm tự hào, lạc quan, tin tưởng về vận nước.

3.

Vô vi chỉ thái độ sống thuận theo tự nhiên, không làm trái tự nhiên.

– Từ vô vi trong bài thơ này còn nói đến đường lối trị nước và cần được hiểu theo tinh thần của Nho giáo: người lãnh đạo (nhà vua) dùng đức của bản thân để cảm hóa dân, khiến dân tin phục, khi nhân dân đã tin phục thì xã hội tự đạt trạng thái trị bình, vua không phải làm gì hơn.

4.

Hai câu thơ cuối phản ánh truyền thống yêu chuộng hòa bình tốt đẹp của con người Việt Nam.

– Bài thơ có ý nghĩa như một tuyên ngôn hoà bình ngắn gọn, hàm súc.

Phần II

Trả lời câu 1,2,3,4 trang 141 SGK Ngữ văn 10, tập 1

1.

Hai câu đầu:

+ Hai câu thơ đầu nói lên quy luật hóa sinh của tự nhiên, đó là vòng tuần hoàn, luân hồi không ngơi nghỉ của sự sống.

+ Tác giả nhìn sự vật theo quy luật sinh trưởng, phát triển: xuân qua rồi xuân tới, hoa rụng rồi hoa nở. Nếu đảo câu thứ 2 lên vị trí câu 1 thì vẫn được quy luật tuần hoàn biến đổi nhưng sẽ là cái nhìn theo chiều hướng xuân tới để xuân qua, hoa nở để hoa rụng mà như vậy chỉ nói được một vòng một kiếp, không gợi được sự nối tiếp của vòng sau, kiếp sau.

2.

– Hai câu cuối:

– Hai câu thơ này nói lên quy luật sinh, lão, bệnh, tử của đời người theo quan niệm của đạo Phật.

– Hai câu thơ thể hiện tâm trạng xót xa, nuối tiếc vì kiếp người ngắn ngủi, nhiều thăng trầm biến đổi vô thường. Nhà thơ bi nhưng không lụy vì đã giác ngộ và có tâm thế hoàn toàn chủ động trước quy luật trên.

3.

Hai câu thơ cuối không nhằm tả thiên nhiên mà nhằm bày tỏ quan niệm triết lí Phật giáo: khi con người đã ngộ đạo thì có thể vượt lên trên lẽ hóa sinh thông thường.

+ Câu đầu không mâu thuẫn với câu cuối

+ Hình tượng cành mai: bừng nở bất chấp thời tiết khắc nghiệt là biểu tượng của cái đẹp thanh cao, vượt lên trên sự phàm tục, của sức sống mãnh liệt và niềm tin, niềm lạc quan, lòng yêu đời, bản lĩnh vượt lên lẽ hóa sinh đáng khâm phục của nhà thơ.

4.

– Cách nói khẳng định thể hiện bản lĩnh vượt lên lẽ thường.

– Thiên nhiên mang vẻ đẹp tươi tắn, bản lĩnh, gợi cảm nhận về sự sinh sôi bất diệt.

– Kết cấu bài thơ:

+ Từ quy luật hóa sinh của tự nhiên (2 câu đầu) => quy luật sinh tử của đời người (2 câu cuối) => quan niệm ngộ đạo vượt lên sinh tử của nhà Phật.

+ Câu đầu là hoa tàn, câu cuối là hoa nở: kết thúc mở.

Phần III

Trả lời câu 1,2 trang 142 SGK Ngữ văn 10, tập 1

1.Nỗi nhớ quê hương ở hai câu thơ đầu thể hiện qua hồi tưởng về những hình ảnh bình dị, hương vị dân dã của quê nhà: cây dâu già lá rụng, nong tằm vừa chín, lúc trổ bông sớm thoảng hương thơm, cua đang lúc béo -> tình yêu quê hương đất nước chân thành, sâu sắc.

2. Nét riêng của lòng yêu nước và tự hào dân tộc trong bài thơ:

+ Thể hiện kín đáo trong hai câu đầu qua nỗi nhớ quê.

+ Thể hiện trực tiếp qua lối nói so sánh giữa đất khách Giang Nam phồn hoa và quê nhà nước Việt bình dị.

=> Sống sung sướng nơi đất khách không bằng sống nơi quê nhà, đi sứ bên nước người, nhà thơ mong mỏi ngày trở về với quê hương đất nước. 

Chia sẻ: Tailieuhay.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *