Soạn Lập dàn ý cho bài văn thuyết minh siêu ngắn

Soạn bài Lập dàn ý cho bài văn thuyết minh siêu ngắn nhất trang 169 SGK ngữ văn 10 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài

PHẦN I

I – DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH

1.

Bố cục bài văn thuyết minh gồm 3 phần:

– Mở bài: giới thiệu đối tượng thuyết minh

– Thân bài: Đặc điểm của đối tượng thuyết minh

– Kết bài: Cảm nghĩ về đối tượng thuyết minh.

2. 

Bố cục 3 phần có phù hợp với đặc điểm của văn thuyết minh, bởi văn thuyết minh chủ yếu cung cấp thông tin, tri thức về sự việc, sự vật cho người đọc.

3. 

So sánh phần mở bài và kết bài của bài văn tự sự và thuyết minh

– Mở bài

+ Điểm giống nhau: đều có chức năng giới thiệu đối tượng

+ Điểm khác nhau:

• Mở bài trong văn bản thuyết minh: giới thiệu đối tượng, mục đích thuyết minh

• Mở bài trong văn bản tự sự giới thiệu thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện, nhân vật chính…

– Kết bài

+ Điểm giống nhau: phần cuối của nội dung chính

+ Điểm khác nhau:

• Văn bản tự sự: là suy nghĩ, cảm xúc khi kết thúc câu chuyện.

• Văn bản thuyết minh: chừng nào người đọc cảm thấy tiếp nhận hết được những thông tin của đối tượng.

 




LUYỆN TẬP

Câu hỏi (trang 171 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

1.

MB: Giới thiệu về đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.

TB: Thân thế nhà thơ Nguyễn Du (tiểu sử của ông từ khi sinh đến khi mất, theo từng giai đoạn cuộc đời); Sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Du (thành tựu mảng sáng tác bằng chữ Hán, thành tựu mảng sáng tác bằng chữ Nôm, giá trị thơ Nguyễn Du về nội dung và nghệ thuật).

KB: Khẳng định vị trí và đóng góp của Nguyễn Du, bày tỏ tình cảm và suy nghĩ chân thành dành cho nhà thơ này.

2.

MB: Giới thiệu tấm gương học tốt.

TB: Trình bày hoàn cảnh gia đình, môi trường học tập, thành tích học tập theo các giai đoạn, thái độ và ý thức học tập, sức ảnh hưởng đối với các bạn xung quanh.

KB: Khẳng định ý nghĩa tích cực của tấm gương học tốt và rút ra bài học. 

3. 

MB: Giới thiệu phong trào của trường/lớp (tên phong trào, nội dung chính).

TB: Trình bày các phương diện chính của phong trào (mục đích, đối tượng, thời gian địa điểm, diễn biến, kết quả).

KB: Nêu ý nghĩa của phong trào.

4. 

MB: Giới thiệu về quy trình sản xuất

TB: Trình bày các bước của quy trình sản xuất (chuẩn bị điều kiện sản xuất như nguyên liệu, phương tiện, nhân lực; các bước sản xuất; những lưu ý quan trọng trong quy trình sản xuất, sản phẩm của quy trình sản xuất;…).

KB: Đánh giá về quy trình sản xuất.

Chia sẻ: Tailieuhay.net


Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *