Soạn bài Phú sông Bạch Đằng siêu ngắn nhất trang 3 SGK Ngữ văn 10, tập 2 SGK ngữ văn 10 tập 2 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Câu 1:
Câu 1: (trang 7 SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Bố cục: 4 phần
+ Đoạn mở (từ đầu à dấu vết luống còn lưu): giới thiệu nhân vật khách và cảm xúc bồi hồi trước dòng Bạch Đằng lịch sử.
+ Đoạn giải thích (tiếp à nghìn xưa ca ngợi): lời kể của các bô lão về các chiến công hiển hách trên dòng Bạch Đằng.
+ Đoạn bình luận (tiếp à chừ lệ chan): bình luận của các bô lão về các chiến công
+ Đoạn kết (còn lại): Khẳng định vai trò và đức độ của những bậc anh hùng dân tộc
– Vị trí của chiến thắng Bạch Đằng trong lịch sử: dòng sông Bạch Đằng ghi dấu nhiều trận thủy chiến oanh liệt và nổi tiếng trong lịch sử giữ nước của dân tộc như trận Ngô Quyền phá tan quân Nam Hán (938), trận Trần Quốc Tuấn đánh tan quân Mông – Nguyên (1288).
– Đề tài sông Bạch Đằng trong văn học: nhiều tác giả đã viết về sông Bạch Đằng như Trần Minh Tông (Bạch Đằng giang), Nguyễn Sưởng (Bạch Đằng giang), Nguyễn Trãi (Bạch Đằng hải khẩu) nhưng nổi tiếng nhất là bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu.
Câu 2:
Câu 2: (trang 7 SGK Ngữ văn 10, tập 2)
– Mục đích dạo chơi thiên nhiên, chiến địa của “khách”: thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên; thỏa tráng chí viễn du bốn phương; thỏa khát khao hiểu biết, bồi bổ tri thức.
– Qua việc nhắc những địa danh lịch sử của Trung Quốc và miêu tả những địa danh lịch sử của đất Việt, “khách” bộc lộ tráng chí lớn lao, hoài bão cao cả và đặc biệt có tấm lòng yêu nước, thiết tha và tự hào về lịch sử hào hùng của dân tộc.
Câu 3:
Câu 3: (trang 7 SGK Ngữ văn 10, tập 2)
– “Khách” phấn khởi, tự hào trước bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ, khoáng đạt (Bát ngát sóng kình muôn dặm/Thướt tha đuôi trĩ một màu) và trong sáng, thơ mộng (Nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu).
– “Khách” buồn thương, tiếc nuối vì cảnh đìu hiu, vắng vẻ (dấu hiệu lùi vào quá khứ của những giá trị lớn lao): Bờ lau san sát…/Sông chìm … gò đầy xương khô.
Câu 4:
Câu 4: (trang 7 SGK Ngữ văn 10, tập 2)
– Vai trò của hình tượng các bô lão:người chứng kiến chiến tích lịch sử, người kể lại chiến tích cho “khách”.
– Chiến tích trên sông Bạch Đằng hào hùng, oanh liệt qua lời kể tự hào của các bô lão:
+ Hai trận đánh được kể: Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã,Ngô chúa phá Hoằng Thao.
+ Quang cảnh, không khí chiến trận hào hùng: binh lực của kẻ thù hùng mạnh (thuyền bè muôn đội…sáng chói); thế trận gay go, quyết liệt (trận đánh được thua chửa phân…chừ sắp đổi).
+ Kết quả là quân ta chiến thắng oanh liệt, sánh ngang với những trận Xích Bích, Hợp Phì nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa: Hung đồ hết lối…chết trụi.
– Thái độ, giọng điệu của các bô lão khi kể chuyên:
+ Thái độ: hiếu khách, nhiệt tình, say sưa.
+ Giọng điệu: tự hào, phấn chấn, tràn đầy khí thế.
– Các yếu tố làm nên chiến thắng có thiên thời (trời cũng chiều lòng người), địa lợi (trời đất cho nơi hiểm trở) và nhân hòa (nhân tài giữ cuộc điện an) nhưng qua lời bình luận của các bô lão, yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất làm nên chiến thắng Bạch Đằng là yếu tố con người.
Câu 5:
Câu 5: (trang 7 SGK Ngữ văn 10, tập 2)
– Lời ca của các bô lão khẳng định chân lí người bất nghĩa tất chuốc lấy tiêu vong, người anh hùng, nhân nghĩa sẽ chiến thắng và lưu danh thiên cổ.
– Lời của khách ca ngợi tài năng, đức độ của các vị thánh quân, ca ngợi chiến thắng lịch sử và khẳng định vai trò quyết định của yếu tố con người trong sự nghiệp giữ nước.
Câu 6
Câu 6 (trang 7 SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Giá trị nội dung
– Qua những hoài niệm về quá khứ, Phú sông Bạch Đằng đã thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc trước chiến công trên sông Bạch Đằng, đồng thời ca ngợi truyền thống anh hùng bất khuất, truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam. Tác phẩm cũng chứa đựng tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao vai trò, vị trí của con người trong lịch sử.
Giá trị nghệ thuật
– Phú sông Bạch Đằng là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam
LUYỆN TẬP
Câu 2: (trang 7 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
* Tương đồng
– Cùng ca ngợi chiến thắng Bạch Đằng thời Trùng Hưng
– Cùng ca ngợi các yếu tố thiên nhiên và con người làm nên chiến thắng.
– Cùng nhấn mạnh thiên nhiên hiểm trở, hùng tráng, càng nhấn mạnh yếu tố con người.
– Cùng viêt bằng chữ Hán.
* Khác biệt:
– Về thể loại: Bài “Sông Bạch Đằng” được viết theo thể thơ Đường luật (ngắn); bài “Bạch Đằng giang phú” viết theo thể phú cổ thể (dài).
ND chính
Nội dung chính:
Phú sông Bạch Đằng thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc trước chiến công trên sông Bạch Đằng, đồng thời ca ngợi truyền thống anh hùng bất khuất, truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam. |
Chia sẻ: Tailieuhay.net