Soạn bài Đại cáo bình Ngô siêu ngắn nhất trang 8 SGK Ngữ văn 10 tập 2, giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Câu 1:
Câu 1: (trang 13 SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Có thể khẳng định Nguyễn Trãi là một nhân vật lịch sử vĩ đại vì:
– Nguyễn Trãi là bậc anh hùng của dân tộc. Cuộc đời Nguyễn Trãi song hành cùng dòng chảy của lịch sử. Ông tận lực, tận tâm vì quốc gia, dân tộc và làm nên nhiều chiến công hiển hách trong cuộc kháng chiến chống quân Minh cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước sau này.
– Nguyễn Trãi là một nhân vật toàn tài hiếm có trong lịch sử thời phong kiến. Ông có nhiều đóng góp nổi bật trên nhiều phương diện khác nhau: chính trị, quân sự, ngoại giao, văn chương, nghệ thuật.
– Tư tưởng của Nguyễn Trãi có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều triều đại, nhiều thế hệ người Việt Nam sau này.
– Năm 1980, ông được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.
Câu 2:
Câu 2: (trang 13 SGK Ngữ văn 10, tập 2)
– Một số tác phẩm được biết đến rộng rãi của Nguyễn Trãi: Côn sơn ca, Bình ngô đại cáo, Cây chuối, Dục thúy sơn, Cảnh ngày hè, Thuật hứng 24…
– Giới thiệu một số tác phẩm của Nguyễn Trãi:
+ Bình Ngô đại cáo: được công bố đầu năm 1428, sau chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trước quân Minh bạo tàn. Bài cáo là bản tổng kết toàn diện, sâu sắc về cuộc khởi nghĩa và thể hiện rõ tư tưởng nhân nghĩa yêu nước tiến bộ, niềm phấn chấn bước vào thời kì độc lập, tự chủ của đất nước.
+ Bài ca côn sơn: viết khi ông cáo quan về ở ẩn tại núi Côn Sơn (Chí Linh, Hải Dương). Bài thơ phác họa bức tranh cảnh trí thiên nhiên tuyệt đẹp ở Côn Sơn và bộc lộ phong cách sống thanh cao, tự do, hòa hợp với thiên nhiên.
+ Cảnh ngày hè: Bài thơ rút từ “Quốc âm thi tập”, một tập thơ nổi tiếng viết bằng chữ Nôm của Nguyễn Trãi. Bài thơ miêu tả bức tranh ngày hè sống động, rực rỡ, tươi đẹp với tình yêu thiên nhiên, yêu đời thiết tha của tác giả.
Câu 3:
Câu 3: (trang 13 SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. (Bình Ngô đại cáo) |
–>Tâm hồn chan chứa tình yêu nước thương dân với quan niệm tiến bộ về tư tưởng nhân nghĩa (nhân nghĩa là trừ bạo cho dân, làm cho dân được sống yên lành). |
Tình thư một bức phong còn kín Gió nơi đâu, gượng mở xem (Cây chuối) |
–>Tâm hồn trẻ trung, tình tứ.
|
Rồi hóng mát thuở ngày trường Hòe lục đùn đùn tán rợp trương (Cảnh ngày hè) |
–>Tâm hồn hòa hợp với thiên nhiên, tha thiết yêu thiên nhiên và cuộc sống |
Câu 4:
Câu 4: (trang 13 SGK Ngữ văn 10, tập 2)
– Giá trị nội dung:
+ Nội dung yêu nước: Bộc lộ tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân tiến bộ và sâu sắc; Tình yêu thiên nhiên say đắm, thiết tha.
+ Nội dung nhân đạo: đau nỗi đau của con người, tình cảm sâu nặng dành cho con người và cuộc sống (nghĩa vua tôi, tình cha con, tình bạn, tình quê,…).
– Giá trị nghệ thuật: Có đóng góp lớn cả về thể loại và ngôn ngữ.
+ Văn chính luận đạt trình độ nghệ thuật mẫu mực từ việc xác định đối tượng, mục đích để sử dụng bút pháp thích hợp đến kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén.
+ Đem đến cho nền văn học dân tộc thơ Đường luật viết bằng chữ Nôm, làm tiếng Việt thêm giàu đẹp.
Chia sẻ: Tailieuhay.net