Soạn bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật siêu ngắn nhất SGK Ngữ văn 10 tập 2, giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Câu 1:
Câu 1: (trang 101 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
– Các phép tu từ thường được sử dụng để tạo ra tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh…
Câu 2:
Câu 2: (trang 101 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
– Trong ba đặc trưng, tính hình tượng là đặc trưng cơ bản nhất, vì:
+ Là phương tiện và là mục đích sáng tạo nghệ thuật.
+ Trong hình tượng ngôn ngữ đã có những yếu tố gây cảm xúc và truyền cảm.
+ Cách lựa chọn từ ngữ, sử dụng câu để xây dựng hình tượng nghệ thuật thể hiện cá tính sáng tạo nghệ thuật.
Câu 3:
Câu 3: (trang 101 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Lựa chọn từ ngữ thích hợp:
a. Thấm đượm/canh cánh: những từ có tính truyền cảm cao.
b. Rắc (phù hợp với hành động độc ác) + diệt/giết (lột tả sự hủy diệt ghê gớm).
Câu 4:
Câu 4: (trang 102 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
So sánh ba đoạn thơ để thấy rõ nét riêng trong từ ngữ, nhịp điệu, hình tượng thơ:
Đoạn thơ |
Từ ngữ |
Nhịp điệu |
Hình tượng thơ |
“Thu vịnh” |
+ Nhiều tính từ chỉ đặc điểm, màu sắc (xanh ngắt, cao, biếc, hắt hiu). + Từ láy gợi cảm: lơ phơ, hắt hiu. + Biện pháp so sánh. |
Nhịp thơ chậm rãi, ung dung: 4/3 và 2/2/3 (nhịp quen thuộc trong thơ thất ngôn bát cú). |
+ Quen thuộc, gần gũi: trời xanh, cần trúc, gió, nước biếc, song cửa, trăng. + Hình ảnh trong sáng, gợi cảm, mang nét riêng của thu Bắc Bộ. |
“Tiếng thu” |
+ Từ láy xào xạc, ngơ ngác gợi âm thanh, gợi trạng thái. + Ngôn ngữ gần gũi, giản dị. |
Nhịp thơ nhẹ nhàng, dịu dàng. |
Hình tượng thơ trẻ trung, thơ mộng, đẹp đẽ: em, lá thu,, con nai vàng, lá vàng. |
“Đất nước” |
+ Từ ngữ bình dị, dùng từ láy (phấp phới, thiết tha). + Biện pháp nhân hóa. |
Nhịp thơ sôi nổi, hào hứng, ngắt nghỉ tự do theo cảm xúc. |
Hình tượng thơ gợi cảm, trong sáng (mùa thu, núi đồi, gió, rừng tre, trời thu) gắn với những trạng thái, hành động, cử chỉ phấn chấn, vui tươi. |
Chia sẻ: Tailieuhay.net