Soạn bài Tổng kết phần văn học siêu ngắn nhất SGK Ngữ văn 10 tập 2, giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Câu 2:
Câu 2: (trang 146 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
a.
– Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian: tính truyền miệng, tính tập thể, tính thực hành (ngoài ra còn có tính dị bản…).
– Hệ thống thể loại và đặc trưng của từng thể loại:
Thể loại |
Đặc trưng |
Thần thoại |
Kể về các vị thần xuất hiện từ thời kì hồng hoang nguyên thủy nhằm giải thích sự hình thành thế giới, các hiện tượng tự nhiên. |
Sử thi |
Những tác phẩm có quy mô khá lớn, kể về những đề tài trọng đại, liên quan đến vận mệnh của cộng đồng, phản ánh những nhân vật đại diện cho sức mạnh và phẩm chất của cộng động với giọng điệu ngợi ca. |
Truyền thuyết |
Phản ánh lịch sử (sự kiện và nhân vật lịch sử) qua cái nhìn, nhận định của nhân dân. Truyền thuyết vừa có yếu tố lịch sử vừa có yếu tố hư cấu, kì ảo. |
Kể về những con người bất hạnh, nghèo khổ trong xã hội có sự phân chia giai cấp, phân hóa giàu nghèo nhằm phản ánh ước mơ về hạnh phúc và công bằng xã hội. |
|
Truyện cười |
Cười những mâu thuẫn trái tự nhiên, những hiện tượng xung đột giữa nội dung và hình thức, từ đó hướng tới mục đích giải trí, giáo dục và phê phán những thói hư tật xấu, cái ác trong đời sống xã hội. Truyện cười thường chứa đựng mâu thuẫn gây cười, tình huống gây cười và có kết thúc bất ngờ. |
Truyện thơ |
Bộc lộ tâm trạng của con người khi rơi vào những hoàn cảnh bất hạnh, bất công. |
Truyện ngụ ngôn |
Là những câu chuyện ngắn gọn, cô đọng kể về người hoặc vật để gửi gắm một bài học triết lí sâu xa. |
Tục ngữ |
Những câu nói ngắn gọn, hàm súc, có vần, có nhịp dùng để phản ánh kinh nghiệm của con người trong sản xuất và trong cuộc sống. |
Câu đố |
Là những bài văn vần hoặc câu nói có vần miêu tả những đối tượng quen thuộc nhưng bằng cách khác lạ để người nghe suy đoán, từ đó rèn luyện tư duy và nhằm mục đích giải trí. |
Ca dao |
Là những bài thơ trữ tình dân gian thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng nhằm phản ánh đời sống tâm tư, tình cảm của con người. |
Vè |
Là những tác phẩm tự sự viết bằng văn vần kể lại các sự kiện, các sự việc nhằm mục đích thông báo và bình luận. |
Sân khấu dân gian |
Loại hình nghệ thuật tổng hợp kết hợp, kết hợp giữa lời thơ dân gian với âm nhạc, được tái hiện trên sân khấu với sự tham gia của các diễn viên dân gian một cách sống động. |
b. Chọn một số tác phẩm để phân tích làm rõ đặc điểm nội dung và nghệ thuật của thể loại:
VD 1: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy thể hiện rõ đặc trưng của thể loại truyền thuyết:
* Nội dung:
– Viết về đề tài lịch sử (kể về việc xây thành Cổ Loa của Thục Phán An Dương Vương với sự giúp sức của rùa ràng và bi kịch Mị Châu – Trọng Thủy gắn với thất bại của Âu Lạc.
– Phản ánh lịch sử theo quan điểm và tình cảm của nhân dân: biết ơn, ca ngợi công lao xây thành của An Dương Vương (nên sáng tạo nhân vật Rùa Vàng giúp vua xây thành; để An Dương Vương đi xuống biển hóa bất tử ở cuối truyện), vừa thương xót vừa trách than cho sự nhẹ dạ, cả tin của nàng Mị Châu (kết cục mất nước, Mị Châu bị chém đầu, sau khi chết được hóa giải nỗi oan).
– Gửi gắm bài học lịch sử: Cần đề cao cảnh giác với kẻ thù; Phải có cách giải quyết tỉnh táo, đúng đắn mối quan hệ giữa riêng và chung, nhà và nước.
* Nghệ thuật: Kết hợp yếu tố lịch sử (việc xây thành Cổ Loa, chế tạo vũ khí, nhân vật lịch sử có thật An Dương Vương, Triệu Đà) và yếu tố hư cấu li kì (thần Rùa Vàng, móng rùa làm nỏ thần, sự hóa thân thành ngọc trai của Mị Châu sau khi chết…).
VD 2: Bài ca dao Thân em như tấm lụa đào/Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
* Nội dung: phản ánh tâm tư, tình cảm, đời sống nội tâm của nhân dân (bài ca dao trên bày tỏ nỗi niềm xót xa, lo lắng của cô gái xưa tự ý thức được giá trị của mình nhưng không khỏi bi quan trước số phận bấp bênh của mình vì không được tự quyết định hạnh phúc riêng).
* Nghệ thuật: giàu chất trữ tình, lối so sánh ví von giàu hình ảnh, có sức gợi hình gợi cảm cao (Bài ca dao trên sử dụng motip “thân em” gợi chủ đề thân phận người phụ nữ quen thuộc trong ca dao, biện pháp so sánh giàu sức biểu đạt, từ láy “phất phơ” gợi số phận bấp bênh, lối nói mềm mại, giàu tâm trạng).
c. Kể lại một số truyện dân gian, đọc một số câu ca dao em yêu thích (HS tự lựa chọn).
Câu 3:
Câu 3: (trang 146 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
a. Những nội dung lớn của văn học Việt Nam trong quá trình phát triển: chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo, cảm hứng thế sự.
b. Văn học viết Việt Nam trong ảnh hưởng qua lại với các yếu tố truyền thống dân tộc (văn học dân gian cũng chịu ảnh hưởng ngược lại của văn học viết để trở nên trau chuốt, hoàn thiện hơn):
– Văn học viết thẩm thấu và chịu ảnh hưởng của văn hóa dân gian, văn học dân gian. VD: thơ ca Nguyễn Du, Nguyễn Bính thể hiện sự tiếp thu ca dao:
+ “Truyện Kiều” của Nguyễn Du có viết: Vầng trăng ai xẻ làm đôi/Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường (mang dáng dấp của câu ca dao Vầng trăng ai xẻ làm đôi/Đường trần ai vẽ ngược xuôi hỡi chàng?).
+ “Tương tư” của Nguyễn Bính viết: Nhà em có một giàn trầu/Nhà anh có một hàng cau liên phòng/Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông/Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào? (các hình ảnh trầu, câu tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, sự gắn kết vợ chồng trong phong tục cổ truyền nước ta; lối nói bóng gió tế nhị học hỏi trong ca dao).
+ Văn học viết trong sự tiếp biến với văn học nước ngoài: tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo cho phù hợp với bản sắc riêng của mình. Ví dụ:
+ Tiếp biến với văn học Trung Quốc: sáng tác bằng chữ Hán, tiếp thu các thể thơ nhà Đường, sử dụng nhiều điển tích điển cố của Trung Quốc… (VD: bài Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão có nhắc đến Vũ hầu, một nhân vật xuất chúng trong lịch sử Trung Quốc để nói về hoài bão của mình).
+ Tiếp biến với văn học phương Tây: ảnh hưởng nhiều bởi văn học Pháp (các nhà thơ mới thể hiện rõ ảnh hưởng này trong tư tưởng và diễn đạt mới mẻ khác hẳn văn học trung đại: Xuân Diệu, Huy Cận…).
c. Sự khác nhau giữa VHTĐ và VHHĐ về ngôn ngữ và hệ thống thể loại:
|
Văn học trung đại |
Văn học hiện đại |
Ngôn ngữ |
+ Sử dụng chữ Hán và chữ Nôm trong sáng tác. + Lối diễn đạt nặng đặc điểm Hán ngữ, dùng nhiều điển tích điển cố và bút pháp ước lệ tượng trưng. |
+ Sử dụng chữ quốc ngữ trong sáng tác. + Lối diễn đạt phóng khoáng, nhẹ nhàng, dễ tiếp nhận, cởi bỏ tính sùng cổ, tính phi ngã và tính ước lệ của văn học trung đại. + Mang màu sắc cá nhân rõ rệt hơn. |
Thể loại |
+ Thể loại vay mượn của Trung Quốc: thơ Đường luật, tiểu thuyết chương hồi, chiếu, biểu, hịch, cáo,… + Thể thơ dân tộc: lục bát, song thất lục bát,… |
Học hỏi các thể loại phương Tây: thơ ca, tiểu thuyết hiện đại; truyện ngắn, truyện dài, tùy bút, bút kí… |
Câu 4:
Câu 4: (trang 146 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Nắm khái quát phần văn học viết Việt Nam:
a. Văn học viết Việt Nam từ thế kỉ X đến hết XIX gồm hai thành phần: văn học viết bằng chữ Hán và văn học viết bằng chữ Nôm. Văn học thời kì này phát triển thành 4 giai đoạn: từ thế kỉ X đến XIV, XV đến XVII, XVIII đến nửa đầu XIX và nửa cuối XIX.
– Đặc điểm nội dung của văn học trung đại: chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo, cảm hứng thế sự.
– Đặc điểm nghệ thuật của văn học trung đại: tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm, khuynh hướng trang nhã, tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài.
b. Thống kê và nêu đặc trưng các thể loại văn học trung đại đã học:
Thể loại |
Đặc trưng |
Chiếu |
Văn bản do nhà vua ban hành dùng để thông báo hoặc ban mệnh lệnh đến quan lại, dân chúng. |
Cáo |
Do vua hoặc thủ lĩnh bố cáo trước đông đảo quần thần và dân chúng về một nội dung mang tính chất trọng đại nào đó của đất nước. |
Phú |
Thể văn có vần hoặc xen lẫn văn vần và văn xuôi, dùng để tả cảnh vật, phong tục, kể sự việc, bàn chuyện đời… |
Hịch |
Thể văn nghị luận được vua chúa hoặc tướng lĩnh thời xưa dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi chống thù trong giặc ngoài. |
Thơ Đường luật |
Thể thơ có quy định nghiêm ngặt và phức tạp được tiếp thu từ nhà Đường ở Trung Quốc (VD: thất ngôn bát cú Đường luật, thất ngôn tứ tuyệt Đường luật). |
Truyện thơ |
Truyện kể bằng thơ, vừa có yếu tố tự sự vửa có yếu tố trữ tình. |
Ngâm khúc |
Thể loại trữ tình trường thiên thuần túy Việt Nam thường được viết bằng thể thơ song thất lục bát để bày tỏ tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình. |
c. Nêu những tác gia, tác phẩm văn học tiêu biểu:
Tác giả |
Tác phẩm |
Đặc điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật |
Phạm Ngũ Lão |
Thuật hoài |
+ Khắc họa vẻ đẹp của con người có sức mạnh, có lí tưởng, có nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại. + Ngắn gọn, súc tích, hình tượng kì vĩ. |
Nguyễn Trãi |
Cảnh ngày hè |
+ Khăc họa bức tranh ngày hè tươi đẹp, sống động, đầy sức sống và tình yêu thiên nhiên, yêu đời cháy bỏng của tác giả. + Thơ Nôm bình dị, tự nhiên, đan xen câu lục ngôn trong bài Đường luật. |
|
Bình Ngô đại cáo |
+ Áng thiên cổ hùng văn tổng kết chiến thắng vang dội của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, tuyên bố độc lập chủ quyền của dân tộc Đại Việt. + Kết hợp mạch chính luận sắc sảo và mạch trữ tình mãnh liệt, lối văn biền ngẫu được phát huy hết tác dụng, ngôn ngữ gợi cảm, gợi hình. |
Nguyễn Bỉnh Khiêm |
Nhàn |
+ Bài thơ như lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên danh lợi. + Kết hợp giữa triết lí và trữ tình, cách nói ẩn ý, sâu sắc. |
Trương Hán Siêu |
Phú sông Bạch Đằng |
+ Qua những hoài niệm về quá khứ, bài thơ bộc lộ lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc trước chiến công lịch sử trên dòng Bạch Đằng oanh liệt. + Đạt đỉnh cao của nghệ thuật phú trong văn học trung đại. |
Nguyễn Du |
Độc Tiểu Thanh kí |
+ Bài thơ thể hiện cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ có tài năng văn chương trong xã hội phong kiến. + Bài thơ hàm súc, cô đọng, giàu sức gợi. |
|
Truyện Kiều |
+ Phản ánh cuộc sống truân chuyên, đau khổ của nàng Kiều tài sắc và giàu nhân cách trong xã hội phong kiến suy tàn tàn bạo, bất công. + Truyện thấm đẫm giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực. |
Hoàng Đức Lương |
Tựa Trích diễm thi tập |
+ Bài tựa bày tỏ niềm tự hào sâu sắc và ý thức trách nhiệm của Hoàng Đức Lương trong việc bảo tồn di sản văn học của tiền nhân, từ đó có thái độ trân trọng và yêu quý di sản. + Nghệ thuật lập luận sắc sảo, chặt chẽ, rành mạch. |
Ngô Sĩ Liên |
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Thái sư Trần Thủ Độ |
+ Cảm phục và tự hào về tài năng, phẩm chất của những bậc anh hùng dân tộc. + Tác phẩm lịch sử nhưng đậm chất văn chương với nghệ thuật kể chuyện lôi cuốn và nhân vật hấp dẫn. |
Nguyễn Dữ |
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên |
+ Ca ngợi tính cách dũng cảm, kiên cường của Ngô Tử Văn – đại diện cho người trí thức dân tộc chính nghĩa chống lại gian tà. + Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, giàu kịch tích, yếu tố hư cấu. |
Đặng Trần Côn |
Chinh phụ ngâm |
+ Cảm nhận được nỗi đau, tình cảnh bi kịch của người chinh phụ có chồng chinh chiến phương xa, qua đó thấy được giá trị của hạnh phúc con người. + Nghệ thuật miêu tả nội tâm tinh tế. |
Câu 5:
Câu 5: (trang 146 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
a. Phân tích nội dung yêu nước qua các tác phẩm đã liệt kê: SGK/148
– Gắn với tư tưởng trung quân ái quốc:
– Tình yêu thiên nhiên, cảnh trí nước nhà: tình yêu và nỗi nhớ quê nhà trong bài Hứng trở về, bức tranh ngày hè sống động chan chứa tình yêu quê hương trong Cảnh ngày hè.
– Ý thức độc lập tự chủ, tự tôn dân tộc: niềm vui trước vận nước cường thịnh trong bài Vận nước, khát khao cống hiến cho non sông trong bài Thuật hoài, ý thức về di sản văn hóa văn học của dân tộc trong Tựa Trích diễm thi thi tập, ý thức xây dựng đội ngũ hiền tài cho quốc gia trong Hiền tài là nguyên khí quốc gia.
– Lòng câm thù giặc, quyết tâm chiến thắng kẻ thù: lòng căm thù và quyết tâm chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn trong Đại cáo bình Ngô.
– Niềm tự hào trước truyền thống dân tộc và chiến công của nước nhà: cảm hứng lịch sử và niềm tự hào về chiếng thắng vẻ vang của dân tộc trong bài Phú sông Bạch Đằng, bản tổng kết chiến thắng hào hùng trong Đại cáo bình Ngô, niềm tự hào về những anh hùng hào kiệt trong Đại Việt sử kí toàn thư.
b. Phân tích nội dung nhân đạo qua các tác phẩm đã liệt kê: SGK/148
– Lòng thương người, sự cảm thông sâu sắc với số phận của con người: nỗi xót thương thân phận tài hoa bạc mệnh của những người phụ nữ trong bài Độc Tiểu Thanh kí, Truyện Kiều, sự cảm thông sâu sắc với bi kịch của người chinh phụ có chồng chinh chiến nơi xa trong Chinh phụ ngâm.
+ Lên án thế lực đen tối chà đạp con người:
+ Đề cao vẻ đẹp của con người: đề cao vẻ đẹp tâm hồn con người qua quan niệm sống nhàn thanh cao trong bài Nhàn, vẻ đẹp bản lĩnh và lạc quan của con người trước cái chết trong bài Cáo tật thị chúng, vẻ đẹp dũng cảm, bản lĩnh của trí thức nước Việt dám đấu tranh chống lại gian tà trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên; vẻ đẹp nhân cách và ngoại hình của Thúy Kiều trong Truyện Kiều.
Câu 6
Câu 6 (trang 148 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
a. So sánh ba thiên sử thi: Đăm Săn (Việt Nam), Ô-đi-xê (Hi Lạp), Ra-ma-ya-na (Ấn Độ)
– Giống: đều phản ánh những đề tài lớn lao, những vấn đề chung của cộng đồng; đều xây dựng những hình tượng nhân vật có sức mạnh và vẻ đẹp đại diện cho cộng đồng; đều có yếu tố thần linh huyền bí.
– Khác:
+ Đăm Săn: có quy mô khiêm tốn hơn, phản ánh đề tài chiến tranh với hình tượng người tù trưởng anh hùng có sức mạnh vô biên.
+ Ô-đi-xê: quy mô cuốn sử thi lớn, phản ánh trí thông minh tuyệt đỉnh và sự chung thủy sắt son của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp sau 20 năm hội ngộ trong hoàn cảnh ngặt nghèo.
+ Ra-ma-ya-na: đề cao danh dự và tình yêu, trong đó con người mang vẻ đẹp rực rỡ của danh dự và lòng tự trọng.
b. So sánh thơ Đường và thơ Hai-cư:
– Thơ Đường có đề tài phong phú, đa dạng, hình thức tuân thủ những quy định nghiêm ngặt về luật thơ, ngôn ngữ cô đọng tinh luyện.
– Thơ Hai-cư có dung lượng ngắn nhất trên thế giới, sử dụng quý ngữ, chỉ ghi lại những cảnh vật đơn giản nhưng đem lại sức gợi lớn, phản ánh những cảm thức độc đáo của riêng người Nhật.
c. Qua đoạn trích từ Tam quốc diễn nghĩa, có thể rút ra một số điều về tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc: lối kể chuyện: ngắn gọn, thiên về sự kiện, giàu kịch tính; nghệ thuật khắc họa nhân vật: nhân vật được cá thể hóa cao độ, sắc nét qua những yếu tố ngoại hiện như hành động, lời nói, sự lựa chọn đầy quyết liệt và mạnh mẽ.
Câu 7
Câu 7 (trang 149 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
a. Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học:
– Đi sâu phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tư tưởng, tình cảm, thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.
– Xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, có tính thẩm mĩ cao.
– Xây dựng theo một phương thức riêng, mỗi VBVH đều thuộc một thể loại nhất định.
b. Những tầng cấu trúc của văn bản văn học: tầng ngôn ngữ à tầng hình tượng à tầng hàm nghĩa.
c. Những khái niệm thuộc về nội dung: đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng nghệ thuật.
Những khái niệm thuộc về nghệ thuật: ngôn từ, kết cấu, thể loại.
d. Nội dung và hình thức của văn bản văn học có mối quan hệ thống nhất, không tách rời. Nội dung chỉ có thể tồn tại trong một hình thức nhất định và bất kì hình thức nào cũng mang một nội dung. Sự hài hòa giữa nội dung cao đẹp và hình thức hoàn mĩ là phẩm chất của các văn bản văn học ưu tú.
Chia sẻ: Tailieuhay.net