Soạn Ôn tập phần tập làm văn siêu ngắn

Soạn bài Ôn tập phần tập làm văn siêu ngắn nhất SGK Ngữ văn 10 tập 2, giúp tiết kiệm thời gian soạn bài

Câu 1:

Câu 1: (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Đặc điểm của các kiểu văn bản:

– Văn bản tự sự: Trình bày một chuỗi các sự việc, sự kiện có sự tiếp nối giữa chúng hướng đến một kết thúc nhằm thể hiện một ý nghĩa nào đó.

– Văn bản thuyết minh: cung cấp tri thức khách quan, thú vị, hấp dẫn về đặc điểm của một đối tượng (thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả, giá trị, tác dụng, hạn chế…).

– Văn bản nghị luận: nhận xét, bàn bạc, đánh giá một vấn đề nào đó thuộc lĩnh vực văn học hoặc xã hội (qua việc sử dụng các dẫn chứng và lí lẽ) từ đó bày tỏ quan điểm về vấn đề và thuyết phục người khác đồng tình với quan điểm, đề xuất của mình.

 

 

 

 

 

 

 

Câu 2:

Câu 2: (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Sự việc và chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự:

– Sự việc tiêu biểu là những sự việc quan trọng góp phần hình thành cốt truyện.

– Chi tiết tiêu biểu là những chi tiết đặc sắc tập trung thể hiện rõ sự việc tiêu biểu.

Câu 3:

Câu 3: (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Cách lập dàn ý, viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm:

– Sau khi đảm bảo dàn ý cơ bản của bài văn tự sự, chú ý trong các phần cần lựa chọn các đoạn có thể bổ sung hợp lí và hiệu quả các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật hơn nhân vật, hoàn cảnh, tình huống.

– Do miêu tả và biểu cảm chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong bài tự sự nên tránh lạm dụng. Việc lựa chọn và sử dụng không được lan man, có thể sử dụng trong các đoạn như miêu tả ngoại hình, miêu tả nội tâm, miêu tả và biểu cảm về hoàn cảnh nhân vật…

Câu 4:

Câu 4: (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Các phương pháp thuyết minh thường sử dụng trong một bài văn thuyết minh: nêu định nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân loại, phân tích, chú thích, giảng giải nguyên nhân – kết quả.

Câu 5:

Câu 5: (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Để viết được bài văn thuyết minh chuẩn xác và hấp dẫn:

– Để đạt tính chuẩn xác: tìm hiểu thấu đáo trước khi viết; thu thập đầy đủ tài liệu tiêu biểu, tin cậy, chính xác; lựa chọn thông tin có tính cập nhật.

– Để đạt tính hấp dẫn: đưa ra chi tiết cụ thể, sinh động, con số chính xác; so sánh làm nổi bật sự khác biệt của đối tượng; kết hợp và sử dụng các kiểu câu làm cho bài văn linh hoạt; phối hợp nhiều loại kiến thức để soi rọi đối tượng dưới nhiều khía cạnh.

Câu 6

Câu 6 (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Cách lập dàn ý bài văn thuyết minh:

– Mở bài: nêu được đối tượng thuyết minh, cho người đọc nhận ra kiểu văn bản thuyết minh và thu hút sự chú ý của người đọc đối với đối tượng.

– Thân bài: tìm ý, chọn ý (cung cấp cho người đọc tri thức cơ bản, chính xác và hấp dẫn về đối tượng), sắp xếp ý (lựa chọn kết cấu, cách thức trình bày tri thức về đối tượng).

– Kết bài: Nhấn mạnh lại đối tượng thuyết minh, lưu lại những suy nghĩ và cảm xúc lâu bền trong lòng người đọc.

Câu 7

Câu 7 (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Cấu tạo của một lập luận, các thao tác nghị luận, cách lập dàn ý bài nghị luận:

– Cấu tạo của một lập luận bao gồm các luận điểm, luận cứ và các phương pháp lập luận.

– Các thao tác nghị luận: giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận.

– Cách lập dàn ý bài văn nghị luận: nắm chắc yêu cầu của đề bài để tìm hệ thống luận điểm, luận cứ rồi sắp xếp, triển khai chúng theo thứ tự hợp lí, có trọng tâm. Dàn ý bài văn nghị luận là mở bài (giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề), thân bài (triển kkhai các luận điểm, luận cứ) và kết bài (nhấn mạnh hoặc mở rộng vấn đề).

Câu 8

Câu 8 (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản tự sự và văn bản thuyết minh:

– Yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản tự sự:

+ Yêu cầu: trung thành với văn bản gốc, nêu được đặc điểm và những sự việc xảy ra với nhân vật chính.

+ Cách thức tóm tắt: đọc kĩ văn bản, xác định nhân vật chính à chọn các sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật chính và diễn biến của các sự việc đó à tóm tắt các hành động, lời nói, tâm trạng của nhân vật theo diễn biến của các sự việc.

– Yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản thuyết minh:

+ Yêu cầu: rõ ràng, mạch lạc, chính xác so với nội dung của văn bản gốc.

+ Cách thức tóm tắt: xác định mục tiêu, yêu cầu tóm tắt; đọc văn bản gốc để nắm vững đối tượng thuyết minh; tìm bố cục của văn bản từ đó viết tóm lược các ý để hình thành văn bản tóm tắt.

Câu 9

Câu 9 (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

– Đặc điểm cách viết kế hoạch cá nhân: ngoài tiêu đề, bản kế hoạch cá nhân thường có hai phần. Phần 1 nêu họ tên, nơi làm việc, học tập của người viết. Phần 2 nêu nội dung công việc cần làm, thời gian, địa điểm và dự kiến kết quả đạt được.

– Đặc điểm cách viết quảng cáo: lựa chọn nội dung độc đáo, gây ấn tượng, thể hiện tính ưu việt của sản phẩm/dịch vụ rồi trình bày theo kiểu quy nạp hoặc so sánh và sử dụng những từ ngữ khẳng định tuyệt đối.

Câu 1:0

Câu 1:0 (trang 150 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Cách trình bày một vấn đề:

– Bước 1: chuẩn bị (tìm hiểu trình độ, yêu cầu, tâm lí, sở thích của người nghe; lựa chọn nội dung và lập dàn ý cho bài trình bày).

– Bước 2: trình bày vấn đề (chào hỏi, tự giới thiệu, lần lượt trình bày các nội dung đã định, kết thúc và cảm ơn).

Chia sẻ: Tailieuhay.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *