Bài tập tuần 11 – Toán lớp 9

BÀI TẬP TUẦN 11

– Hàm số bậc nhất

– Đường kính và dây của đường tròn

Bài 1: Cho hàm số bậc nhất $ y=left( m-2 right)x+5$  với $ mne 2$

a) Tìm các giá trị của m để hàm số y là hàm đồng biến

b) Tìm các giá trị của m để hàm số ý là hàm nghịch biến

Bài 2: Với giá trị nào của m thì các hàm số sau đây là hàm số bậc nhất

a) $ y=sqrt{5+m}.x+2$                             c) $ y=sqrt{{{m}^{2}}+6m+9}.x-5$

b) $ y=sqrt{{{m}^{2}}-2m+1}.x-5$                       d) $ y=frac{3}{{{m}^{2}}-4}.x+7$

Bài 3: Cho hàm số $ y=left( 5-3sqrt{2} right)x+sqrt{2}-1$

a) Hàm số đã cho đồng biến hay nghịch biến trên tập $ mathbb{R}$ ? vì sao?

b) Tính giá trị của y khi $ x=5+3sqrt{2}$

c) Tìm các giá trị của x khi y = 0

Bài 4: Cho hàm số $ y=left( sqrt{3}-sqrt{5} right)x+sqrt{5}+sqrt{3}$

a) Hàm số đã cho đồng biến hay nghịch biến trên tập $ mathbb{R}$ ? vì sao?

b) Tìm các giá trị của x khi y = 1

c) Tìm các giá trị của x để $ {{y}^{2}}=8+2sqrt{15}$

Bài 5: Với giá trị nào của n thì hàm số $ y=left( {{n}^{2}}-2n right){{x}^{2}}+left( 3{{n}^{2}}+2n right)x+1$ là hàm số bậc nhất?

Bài 6: Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB. Trên AB lấy hai điểm C và D sao cho OC = OD. Từ C và D kẻ hai tia song song với nhau cắt nửa đường tròn (O) tại E và F. Chứng minh dây EF vuông góc với CE và DF

Bài 7: Cho đường tròn tâm O bán kính OA = 11cm. Điểm M thuộc bán kính OA và cách O là 7cm. Qua M kẻ dây CD có độ dài 18cm. Tính độ dài MC, MD.

Bài 8: Trong đường tròn tâm O, hai dây AB và CD song song với nhau. Biết AB = 30cm, CD = 40cm; khoảng cách giữa AB và CD là 35cm. Tính bán kính đường tròn (O)

Bài 9: Cho $ Delta ABC$ cân tại A nội tiếp đường tròn (O).

a) Hãy giải thích vì sao AO là đường trung trực của BC

b) Tính đường cao AH của $ Delta ABC$, biết Ac = 40cm, bán kính đường tròn (O) bằng 25cm

Bài 10: Cho đường tròn (O) đường kính Ab, dây CD vuông góc với AB tại điểm M thuộc bán kính OA . Gọi I là một điểm thuộc bán kính OB (I khác O, khác B). Các tia CI, DI theo thứ tự cắt đường tròn (O) ở E, F.

a) Chứng minh rằng $ Delta ICD$ là tam giác cân

b) Gọi H, K theo thứ tự là chân các đường vuông góc kẻ từ O đến CE, DF. So sánh các độ dài OH và OK.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *