Bài tập tuần 16 – Toán lớp 9

BÀI TẬP TUẦN 16

– Phương trình bậc nhất hai ẩn

– Vị trí tương đối của hai đường tròn

Bài 1: Cho các phương trình

a) $ 4x+2y=4$

b) $ 3x+0y=3$

c) $ 2x+3y=5$

d) $ 0x-2y=-4$

Tìm công thức nghiệm tổng quát của mỗi phương trình và biểu diễn hình học của chúng.

Bài 2: Vẽ đồ thị của mỗi cặp phương trình sau trong cùng một hệ tọa độ và tìm giao điểm của chúng

a) $ 2x+y=3$ và $ 3x-y=1$

b) $ x-y=1$ và $ -3x+3y=-6$

Bài 3: Trong các điểm $ left( -1;1 right);left( 1;1 right);left( 2;2 right);left( 0;frac{2}{3} right);left( frac{-4}{3};0 right)$ điểm nào là nghiệm của phương trình $ frac{3}{2}x+frac{5}{2}y=-2$

Bài 4: Tìm nghiệm nguyên của các phương trình sau:

a) $ 3x-2y=6$

b) $ 5x+2y=13$

c) $ 4x+7y=28$

d) $ 3x+5y=12$

Bài 5: Cho hai phương trình $ displaystyle ax-3y=7$ và $ displaystyle 3x-6y=b+2$

Biết rằng hai phương trình có vô số nghiệm chung. Hãy tính a +b.

Bài 6: Trong các điều kiện sau, tìm giá trị của b để:

a) Điểm $ Aleft( -1,5;0 right)$ thuộc đường thẳng $ bx-2y=3$

b) Điểm $ Bleft( 2,5;0 right)$ thuộc đường thẳng $ bx+0y=25$

Bài 7: Cho hai đường tròn (O) và (O’) tiếp xúc ngoài tại A. Đường nối tâm OO’ cắt đường tròn (O) ở B, cắt đường tròn (O’) tại C. Gọi DE là tiếp tuyến chung ngoài của hai đường tròn ( DÎ (O), E Î (O’)). Gọi M là giao điểm của hai đường thẳng BD và CE. Chứng minh:

a) $ widehat{DME}={{90}^{0}}$

b) MA là tiếp tuyến chung của hai đường tròn (O), (O’)

c) MD . MB =ME .MC

Bài 8: Cho tam giác ABC vuông tại A (AB <AC). Vẽ các đường tròn (B ; BA) và ( C; CA).

a) Chứng minh rằng hai đường tròn trên cắt nhau.

b) Vẽ bán kính CE của đường tròn ( C) vuông góc với AC.Gọi D là giao điểm thứ hai của hai đường tròn (B) và (C). Tiếp tuyến của đường tròn (C) tại E cắt DA ở K. Chứng minh rằng: AK =BC.

Bài 9: Cho hai đường tròn (O; R) và (O’; r) tiếp xúc ngoài tại A. Kẻ tiếp tuyến chung ngoài BC ( BÎ (O), C Î(O’).

a) Tính $ widehat{BAC}$

b) Tính BC

c) Gọi D là giao điểm CA với đường tròn tâm O ( D ≠ A). Chứng minh ba điểm B, O, D thẳng hàng.

Bài 10: Cho tam giác ABC cân tại A, góc tù A, điểm D thuộc BC, BD < DC.

a) Nêu cách dựng đường tròn (O) đi qua B, D và có tâm nằm trên AB.

b) Nêu cách dựng đường tròn (O’) đi qua C, D và có tâm nằm trên AC.

c) Tứ giác AODO’ là hình gì? Vì sao?

d) Chứng minh hai đường tròn (O) và (O’) cắt nhau.

Gọi E là giao điểm thứ hai của hai đường tròn (O) và (O’). Chứng minh rằng EA song song với OO’.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *