Bài tập tuần 29 – Toán lớp 9

BÀI TẬP TUẦN 29: Công thức nghiệm thu gọn – Ôn tập chương III (hình)

Bài 1: Dùng công thức nghiệm thu gọn giải các phương trình:

a) $ 64{{x}^{2}}+114x+81=0$

b) $ 2011{{x}^{2}}-2012x+1=0$

c) $ 2013{{x}^{2}}-2014x+1=0$

d) $ {{x}^{2}}-2left( k+2 right)x+8k=0$

Bài 2:

a) Cho phương trình $ displaystyle text{a}{{text{x}}^{2}}+bx+c=0$ với a, c trái dấu. Hãy giải thích vì sao phương trình này có 2 nghiệm phân biệt?

b) Không giải phương trình, hãy cho biết phương trình sau có mấy nghiệm?

$ 5{{x}^{2}}-left( k+2 right)x-{{k}^{2}}=0left( kne 0 right)$

Bài 3:

a) Giải và biện luận phương trình:

$ 2{{x}^{2}}+2left( 2m+1 right)x+2{{m}^{2}}+m-2=0$

b) Với giá trị nào của x thì hai hàm số sau có giá trị bằng nhau?

$ y=2{{x}^{2}}$ và $ y=-{{x}^{2}}+2x+1$

Bài 4:

a) Với giá trị nào của k thì phương trình $ sqrt{3}{{x}^{2}}-2left( sqrt{3}+k right)x+2k=0$ có nghiệm kép? Tìm nghiệm kép đó.

b) Với giá trị nào của m thì phương trình $ {{x}^{2}}-6x+m=0$ có nghiệm kép? Tìm nghiệm kép đó.

Bài 5: Giải và biện luận phương trình sau:

$ left( m-1 right){{x}^{2}}-2left( m+1 right)x+m-3=0$

Bài 6: Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB =2R. Vẽ bán kính OC ^ AB. Trên cung BC lấy một điểm M không trùng với B và C. Dây AM cắt OC tại N. Tiếp tuyến của đường tròn tại M cắt tia OC tại D.

a) Chứng minh tam giác DMN cân

b) Gọi I là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác CMN. CMR ba điểm B, I, C thẳng hàng.

c) Xác định vị trí của điểm M trên cung BC để CM // BN.

Bài 7: Cho nửa đường tròn (O) đường kính BC. Trên nửa đường tròn này lấy điểm A sao cho $ oversetfrown{AB}<oversetfrown{AC}$. Vẽ ra phía ngoài của tam giác ABC các hình vuông ABDE và ACFH. Gọi M là điểm chính giữa của nửa đường tròn và N là giao điểm của BM và FH. CMR:

a) Bốn điểm D, A, M, F thẳng hàng.

b) $ widehat{MNC}={{45}^{0}}$

c) Đường thẳng NC là tiếp tuyến của đường tròn đường kính BC.

d) Năm điểm B, E, H, N, C cùng nằm trên một đường tròn.

Bài 8: Cho tam giác cân tại A, nội tiếp đường tròn (O). Một cát tuyến qua A cắt BC tại M và cắt đường tròn tại một điểm thứ hai là N.

a) CMR: Tam giác AMC và tam giác CAN đồng dạng. Từ đó suy ra AC2 = AM. AN

b) Chứng minh AC là tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp tam giác CMN.

Bài 9: Cho đường tròn $ left( O;R right)$ và ( O’; R’) cắt nhau tại A và B sao cho $ widehat{OAO’}$ là góc tù. Vẽ các đường kính AOC và AO’D. Tia CA cắt đường tròn (O’) tại M. Tia DA cắt đường tròn (O) tại N.

a) CMR: tứ giác CDMN nội tiếp đường tròn.

b) CM: A là tâm đường tròn nội tiếp tam giác BMN.

c) Giả sử R =R’ = AB, hãy CMR MN là tiếp tuyến chung của hai đường tròn (O) và (O’), đồng thời $ MN=frac{1}{2}CD$.

Bài 10: Cho tam giác ABC có ba góc nhọn nội tiếp (O) và có H là trực tâm. Dựng hình bình hành BHCD và gọi M là giao điểm của hai đường chéo.

a) CM: tứ giác ABCD nội tiếp.

b) So sánh các góc BAH và OAC.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *