Soạn bài Chơi chữ siêu ngắn nhất trang 163 SGK ngữ văn 7 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Phần I
THẾ NÀO LÀ CHƠI CHỮ?
1. Nhận xét nghĩa của các từ lợi:
– lợi (1): lợi ích,
– lợi (2): thuận lợi.
– lợi (3): phần thịt bao quanh chân răng.
2. Việc sử dụng từ lợi ở cuối bài ca dao là dựa vào hiện tượng đồng âm khác nghĩa của từ ngữ.
3. Việc sử dụng từ lợi trên làm cho câu văn trở nên dí dỏm, hài hước.
Phần II
CÁC LỐI CHƠI CHỮ
(1): Lối chơi chữ sử dụng hiện tượng gần âm: danh tướng – ranh tướng. Danh tướng là vị tướng giỏi được lưu danh sử sách còn ranh tướng là kẻ ranh ma.
(2): Lối chơi chữ sử dụng điệp phụ âm đầu “m”
(3): Lối chơi chữ sử dụng các từ nói lái: “cá đối – cối đá, mèo cái – mái kèo”
(4): Dựa vào hiện tượng đồng âm:
+ Sầu riêng: là một loại quả ở Nam Bộ.
+ Sầu riêng: chỉ sự phiền muộn riêng tư của con người.
Phần III
LUYỆN TẬP
Câu 1: -> 2
Trả lời câu 1 (trang 165, Ngữ văn 7, tập 1):
Những từ ngữ để chơi chữ:
Liu điu, rắn, hổ lửa, mai gầm, trâu lỗ, ráo, hổ mang, lằn, trâu lỗ => đều có ý chỉ các loài rắn, chơi chữ gần nghĩa.
Trả lời câu 2 (trang 165, Ngữ văn 7, tập 1):
Những tiếng chỉ sự vật gần gũi nhau:
– Thịt, mỡ, dò, nem, chả (những món ăn làm từ chất liệu thịt)
– Nứa, tre, trúc, hóp (thuộc họ nhà tre)
⟹ Cách nói trên là chơi chữ.
Câu 3: -> 4
Trả lời câu 3 (trang 166, Ngữ văn 7, tập 1):
Sưu tầm 1 số cách chơi chữ:
Trăng bao nhiêu tuổi trăng già?
Núi bao nhiêu tuổi núi là núi non?
⟹Từ non có nhiều nghĩa.
Còn trời, còn nước, còn non
Còn cô bán rượu, anh còn say sưa
⟹ Chơi chữ bằng từ nhiều nghĩa và lời nói nước đôi.
Trả lời câu 4 (trang 166, Ngữ văn 7, tập 1):
Bác Hồ đã dùng lối chơi chữ từ đồng âm:
– Gói cam: những quả cam
– Khổ tận cam lai (khổ: đắng; hết: hết; cam: ngọt; lai: đến): đắng hết, ngọt đến tức là hết khổ sẽ đến sướng.
Chia sẻ: Tailieuhay.net