Hoạt động ngữ văn trang 147 SGK ngữ văn 7 tập 2

Soạn bài Hoạt động ngữ văn siêu ngắn nhất trang 147 SGK ngữ văn 7 tập 2 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài

1 – Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

 (trang 47 SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Giọng chung toàn bài: hào hùng, phấn chấn, dứt khoát, rõ ràng.

* Đoạn mở đầu:

– Hai câu đầu: Nhấn mạnh các từ ngữ “nồng nàn” đó là giọng khẳng định chắc nịch.

– Câu 3: Ngắt đúng vế câu trạng ngữ (1,2); Cụm chủ – vị chính , đọc mạnh dạn, nhanh dần, nhấn đúng mức các động từ và tính từ làm vị ngữ, định ngữ : sôi nổi, kết, mạnh mẽ, to lớn, lướt, nhấn chìm tất cả…

– Câu 4,5,6 ;

Nghỉ giữa câu 3 và 4.

Câu 4 : đọc chậm lại, rành mạch, nhấn mạnh từ có, chứng tỏ.

Câu 5 : giọng liệt kê.

Câu 6 : giảm cường độ giọng đọc nhỏ hơn, lưu ý các ngữ điệp, đảo : Dân tộc anh hùng và anh hùng dân tộc.

* Đoạn thân bài:

– Giọng đọc cần liền mạch, tốc độ nhanh hơn một chút.

Câu : Đồng bào ta ngày nay,… cần đọc chậm, nhấn mạnh chữ : Cũng rất xứng đáng, tỏ rõ ý liên kết với đoạn trên.

Câu : Những cử chỉ cao quý đó,… cần đọc nhấn mạnh các từ : Giống nhau, khác nhau, tỏ rõ ý sơ kết, khái quát.

Chú ý các cặp quan hệ từ : Từ – đến, cho đến.

* Đoạn kết:

– Giọng chậm và hơi nhỏ hơn .

3 câu trên : Đọc nhấn mạnh các từ : Cũng như, nhưng.

2 câu cuối : Đọc giọng giảng giải, chậm và khúc chiết, nhấn mạnh các ngữ : Nghĩa là phải và các động từ làm vị ngữ : Giải thích , tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho,…

2 – Sự giàu đẹp của tiếng Việt

 (trang 47 SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Giọng đọc chung: giọng chậm rãi, điềm đạm, tình cảm tự hào.

* Đọc 2 câu đầu cần chậm và rõ hơn, nhấn mạnh các từ ngữ : tự hào, tin tưởng.

* Đoạn : Tiếng Việt có những đặc sắc … thời kì lịch sử :

Chú ý từ điệp Tiếng Việt ; ngữ mang tính chất giảng giải : Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng…

* Đoạn : Tiếng Việt… văn nghệ. v.v..đọc rõ ràng, khúc chiết, lưu ý các từ in nghiêng : chất nhạc, tiếng hay…

* Câu cuối cùng của đoạn : Đọc giọng khẳng định vững chắc.

3 – Ý nghĩa văn chương

 (trang 47 SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Giọng đọc chung: giọng chậm rãi, điềm đạm, thể hiện sự sâu sắc, am hiểu về văn chương.

* Đọc 2 đoạn đầu đầu cần nhấn nhá rõ ràng khi kể lại một câu chuyện.

* Đoạn 2, 3, 4, 5: đọc nhanh hơn, thể hiện tình cảm tự hào, yêu mến đối với những áng văn chương đầy ý nghĩa; chú ý các lặp từ “văn chương”.

* Đoạn 6, 7: đọc chậm rãi, khẳng định vững chắc ý nghĩa văn chương đối với loài người.

 Chia sẻ: Tailieuhay.net

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *