Liệt kê

Soạn bài Liệt kê siêu ngắn nhất trang 104 SGK ngữ văn 7 tập 2 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài

Phần I

THẾ NÀO LÀ PHÉP LIỆT KÊ?

1.

– Cấu tạo của các bộ phận in đậm: có mô hình cú pháp tương tự nhau.

– Ý nghĩa của các bộ phận in đậm: cùng miêu tả những sự vật xa xỉ, đắt tiền.

2. Việc tác giả nêu ra hàng loạt sự việc tương tự bằng những kết cấu tương tự có tác dụng nhấn mạnh thói hưởng lạc, ích kỉ và thói vô trách nhiệm của tên quan huyện.

Phần II

CÁC KIỂU LIỆT KÊ

1. Xét về cấu tạo, các phép liệt kê có khác nhau:

a) Liệt kê theo trình tự sự việc, không theo từng cặp.

b) Liệt kê theo từng cặp có quan hệ đi đôi trong nhận thức.

2.

a) Có thể thay đổi trật tự các bộ phận liệt kê: nứa, trúc, tre, mai, vầu mà ý nghĩa không thay đổi.

b) Câu này không thay trật tự được vì các bộ phận liệt kê có sự tăng tiến về ý nghĩa.

3. Phân loại phép liệt kê:

Phần III

LUYỆN TẬP

Câu 1:

Trả lời câu 1 (trang 106, SGK Ngữ văn 7, tập 2):

 Trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, để chứng minh cho luận điểm “Yêu nước là một truyền thống quý báu của ta”, Hồ Chí Minh đã sử dụng phép liệt kê:

– Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…

– Sự đồng tâm nhất trí của mọi tầng lớp nhân dân đứng lên đánh Pháp:

+ Từ cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ.

+ Từ những kiều bào ở nước ngoài đến đồng bào vùng bị tạm chiếm.

+ Từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi.

Câu 2:

Trả lời câu 2 (trang 106, SGK Ngữ văn 7, tập 2):

Các phép liệt kê:

a)

– Dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm.

– Những cu li xe kéo … những quả dưa hấu … những xâu lạp xường … cái rốn một chú khách … một viên quan uể oải…

b) điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung.

Câu 3:

Trả lời câu 3 (trang 106, SGK Ngữ văn 7, tập 2):

   Đặt câu:

a) Trên sân trường, các bạn đang chơi nhảy dây, đá cầu, kéo co, đuổi bắt,… rất vui vẻ.

b) Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu đã vạch trần bản chất xấu xa, đê tiện, hèn hạ của Varen; khắc họa hình ảnh người chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu trong chốn ngục tù với tư thế ung dung, bình thản, luôn im lặng.

c) Qua truyện ngắn “Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu”, chúng ta thấy Phan Bội Châu là một người thật hiên ngang, bất khuất. 

Chia sẻ: Tailieuhay.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *