Soạn bài Ôn tập văn biểu cảm siêu ngắn nhất trang 168 SGK ngữ văn 7 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Câu 1:
Trả lời câu 1 (trang 168, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
Sự khác nhau giữa văn biểu cảm và văn miêu tả:
|
Văn miêu tả |
Văn biểu cảm |
Nội dung |
Tái hiện lại đối tượng (người, cảnh vật, vật) sao cho người khác hình dung được. |
Mượn những đặc điểm phẩm chất của đối tượng để nói lên suy nghĩ cảm xúc của mình. |
Nghệ thuật |
Thường sử dụng tính từ, ẩn dụ, so sánh. |
– Biểu cảm trực tiếp: thường dùng lời than, lời giục giã, lời tự thổ lộ,… – Biểu cảm gián tiếp: ẩn dụ, miêu tả nhưng trọng tâm là biểu cảm. |
Câu 2:
Trả lời câu 2 (trang 168, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
So sánh văn biểu cảm và văn tự sự:
Văn biểu cảm |
Văn tự sự |
Phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm. |
Phương thức biểu đạt chủ yếu là tự sự. |
Mục đích: đồng cảm với suy nghĩ, đánh giá thông qua việc miêu tả đối tượng. |
Mục đích: nhằm kể câu chuyện một cách đầy đủ từ đầu đến cuối. |
Câu 3:
Trả lời câu 3 (trang 168, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm chỉ là phương tiện để người viết thể hiện thái độ, tình cảm và sự đánh giá, làm nền cho cảm xúc:
– Tự sự kể lại các sự kiện gây xúc động lòng người, sau đoạn tự sự thường xuất hiện biểu cảm, khơi gợi cảm xúc.
– Miêu tả tái hiện trạng thái, tính chất của sự vật, hiện tượng qua đó bộc lộ cảm xúc.
⟹ Không thể thiếu miêu tả và tự sự trong văn biểu cảm.
Câu 4:
Trả lời câu 4 (trang 168, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
Đề: Cảm nghĩ mùa xuân.
* Tìm hiểu đề:
– Kiểu văn bản: Phát biểu cảm nghĩ (văn biểu cảm).
– Đề tài: mùa xuân.
– Yêu cầu: bày tỏ thái độ, tình cảm, sự đánh giá đối với mùa xuân.
* Tìm ý:
– Mùa xuân của thiên nhiên:
+ Cảnh sắc: xanh tươi
+ Thời tiết, khí hậu: mát mẻ, trong lành, dễ chịu
+ Cây cỏ: xanh tốt
+ Chim muông: rủ nhau bay về đậu trên các cành cây, sà xuống bãi cỏ
– Mùa xuân của con người:
+ Mỗi người thêm một tuổi.
+ Là bắt đầu cho những dự định, kế hoạch.
+ Là mùa của sức sống tươi trẻ, …
– Phát biểu cảm nghĩ:
+ Em rất thích mùa xuân – mùa xuân đem đến cho em nhiều niềm vui, nhiều cái mới và những kế hoạch sẽ được thực hiện.
+ Em mong đợi mùa xuân.
Câu 5:
Trả lời câu 5 (trang 168, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
– Bài văn biểu cảm thường sử dụng những biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, điệp ngữ, …
– Em đồng ý với ý kiến: ngôn ngữ văn biểu cảm gần với thơ bởi nó đều bộc lộ cảm xúc trữ tình của tác giả rất rõ.
Chia sẻ: Tailieuhay.net