Giải câu 1, 2 bài Tập đọc: Gà “tỉ tê” với gà trang 141 SGK Tiếng Việt 2 tập 1. Câu 1. Gà con biết trò chuyện với mẹ từ khi nào ?
Câu 1:
Gà con biết trò chuyện với mẹ từ khi nào ?
Gợi ý: Em hãy đọc đoạn sau : Từ đầu … đến nũng nịu đáp lời mẹ.
Trả lời :
Gà con biết trò chuyện với mẹ từ khi còn nằm trong trứng.
Câu 2:
Nói lại cách gà mẹ báo cho con biết :
Gợi ý: Em hãy đọc đoạn sau: Khi gà mẹ thong thả … đến hết, chú ý những tiếng kêu của gà mẹ khi gọi con.
Trả lời :
a) Không có gì nguy hiểm.
Miệng kêu đều đều “ cúc… cúc … cúc”.
b) Có mồi ngon, lại đây !
Gà mẹ vừa bới vừa kêu “cúc, cúc, cúc”.
c) Tại họa, nấp nhanh !
Gà mẹ xù lông, miệng liên tục kêu, gấp gáp “roóc, roóc”
Nội dung : Loài gà cũng biết trò chuyện với nhau và sống tình cảm như con người.
Bài đọc:
Gà “tỉ tê” với gà
Loài gà cũng biết nói đấy, các em ạ !
Từ khi gà con nằm trong trứng, gà mẹ đã nói chuyện với chúng bằng cách gõ mỏ lên vỏ trứng, còn chúng thì phát tín hiệu nũng nịu đáp lời mẹ.
Từ khi gà con nằm trong trứng, gà mẹ đã nói chuyện với chúng bằng cách gõ mỏ lên vỏ trứng, còn chúng thì phát tìn hiệu nũng nịu đáp lời mẹ. Khi gà mẹ thong thả dắt bầy con đi kiếm mồi, miệng kêu đều đều “cúc… cúc… cúc”, thế có nghĩa là “Không có gì nguy hiểm, các con kiếm mồi đi !” Gà mẹ vừa bới, vừa kêu nhanh “cúc, cúc, cúc”, tức là nói gọi : “Lại đây mau các con, mồi ngon lắm !” Gà mẹ mà xù lông, miệng kêu liên tục, gấp gáp “roóc roóc”, gà con phải hiểu :”Tai họa ! nấp mau ! ” Đàn gà con đang xôn xao lập tức chui hết vào cánh mẹ, nằm im. Tới lúc mẹ lại “cúc… cúc… cúc” đều đều, chúng mới hớn hở chui ra.
TheoLÊ QUANG LONG, NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN
– Tỉ tê : nói chuyện lâu, nhẹ nhàng, thân mật.
– Tín hiệu : âm thanh, cử chỉ, hình vẽ, … đùng để báo tin.
– Xôn xao : âm thanh rộn lên từ nhiều phía.
– Hớn hở : vui mừng lộ rõ ở nét mặt tươi tỉnh.
Chia sẻ: Tailieuhay.net