Soạn Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm siêu ngắn

Soạn bài Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm siêu ngắn nhất trang 128 SGK ngữ văn 10 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài

Câu 1:

Trả lời câu 1 trang 129 SGK Ngữ văn 10, tập 1

– Cách dùng số từ (tính đếm rành rọt một…một…một) và danh từ (mai, cuốc, cần câu) trong câu 1 cho thấy nhà thơ đã chuẩn bị sẵn sàng, chu đáo mọi dụng cụ lao động cần thiết để vui với thú thanh nhàn của mình.

– Nhịp điệu của hai câu thơ đầu đều là 2/2/3 gợi tâm thế nhẹ nhàng, thong thả của một con người ung dung, tự tại với cuộc sống của mình.

=> Hai câu thơ gợi cuộc sống thuần hậu, đơn sơ giữa thôn quê như một lão nông tri điền cùng tâm trạng vui vẻ, thư thái của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Câu 2:

Trả lời câu 2 trang 129 SGK Ngữ văn 10, tập 1

– Nơi vắng vẻ là nơi tĩnh tại của thiên nhiên, nơi bình yên của tâm hồn, đó là nơi thôn quê dân dã, không có sự bon chen, cầu cạnh, lừa lọc. Đối lập với nơi vắng vẻ là chốn lao xao, đó là nơi phồn hoa đô hội đầy rẫy cảnh sát phạt, luồn lọt, nịnh hót để giành lợi về mình.

– Qua cách nói ngược, nói đùa của tác giả, ta hiểu theo nhà thơ, dại là tranh giành, đấu đá, uốn mình để tranh giành danh lợi, khôn là quay lưng lại với danh lợi, tìm sự thư thái cho tâm hồn, sống thảnh thơi cùng thiên nhiên.

– Nghệ thuật đối cùng cách nói ngược trong hai câu 3,4 giúp biểu đạt quan niệm về dại, khôn một cách thú vị, ấn tượng. Nhà thơ như đứng trên mọi thói đời danh lợi để bày tỏ cái nhìn tỉnh táo của mình.

Câu 3:

Trả lời câu 3 trang 129 SGK Ngữ văn 10, tập 1

– Các sản vật dân dã theo mùa như măng trúc, giá và khung cảnh sinh hoạt bình dị xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao cho thấy cuộc sống thuần hậu mà thanh cao, giản dị, hòa hợp với tự nhiên.

– Hai câu thơ 5,6 sử dụng nghệ thuật đối cùng các hình ảnh bình dị, dân dã đem lại bức tranh tứ bình về cảnh sinh hoạt nơi thôn quê với đủ mùi vị, hương sắc.

Câu 4:

Trả lời câu 4 trang 130 SGK Ngữ văn 10, tập 1

Hai câu thơ cuối sử dụng điển tích về giấc chiêm bao của Thuần Vu Phần.

– Qua việc sử dụng điển tích này, nhà thơ bộc lộ cái nhìn thông tuệ, xem phú quý công danh chỉ là giấc chiêm bao

=>Nhân cách thanh cao, trong sáng, bản lĩnh hơn đời hơn người.

Câu 5:

Trả lời câu 5 trang 130 SGK Ngữ văn 10, tập 1

Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là xa lánh nơi quyền quý để giữ cốt cách thanh cao, để sống hòa hợp với tự nhiên.

– Đây là quan niệm sống tích cực bởi nó hướng con người tới lối sống thiện lành, thông tuệ, vượt lên danh lợi tầm thường.

LUYỆN TẬP

Câu hỏi (trang 130 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Mở bài: 

– Giới thiệu về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm 

– Giới thiệu tác phẩm Nhàn

– Dẫn dắt vấn đề

Thân bài:

– Hoàn cảnh sáng tác

1. Hai câu đề: Cuộc sống lao động giản dị nơi thôn quê dân dã.

– Liệt kê: mai, cuốc, cần => cuộc sống lao động giản dị.

– Điệp từ: một (3 lần)=> tư thế sẵn sàng lao động

=> hình ảnh người nông dân gắn với những công cụ lao động giản dị, quen thuộc.

– “thơ thẩn” gợi ra trạng thái thảnh thơi, tâm thế ung dung, thanh thản không vướng bận ưu tư, phiền muộn, danh lợi.

=> Cuộc sống của nhà thơ khi cáo quan về quê ở ẩn: ung dung, thanh thản gắn liền với những công cụ lao động quen thuộc, giản dị.

– Quan niệm nhàn: ung dung, tự tại, bình dị.

2. Hai câu thực: quan niệm về sống “nhàn” của tác giả

– “Nơi vắng vẻ” và “chốn lao xao” mang ý nghĩa biểu tượng.

   + “Tìm nơi vắng vẻ” không phải là xa lánh cuộc đời mà là tìm nơi mình thích thú được sống thoải mái an nhàn .

   + “Chốn lao xao”: là nơi quan trường, chốn vụ lợi giành giật lẫn nhau.

– Tự nhận mình dại, cho người khôn =>Cách nói ngược, hàm ý pha chút hóm hỉnh, mỉa mai. Theo ông khôn mà dại, dại mà khôn.

   + Biện pháp nói ngược: ta dại và người khôn.

   + Biện pháp ẩn dụ: lối sống gán bó với thiên nhiên, lối sông thanh bạch.

=>Bộc lộ thái độ, phương châm sống của mình pha chút mỉa mai người khác.

=>Nhân cách trong sáng, tránh xa bụi trần và cuộc sống bon chen.

3. Hai câu luận: Cuộc sống sinh hoạt nơi thôn dã vô cùng bình dị và thanh cao.

– Mùa thu ăn măng trúc, đông ăn giá=>Món ăn dân dã, thanh đạm nhưng không cơ cực.

– Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao =>thú vui tao nhã, thanh bần.

=>Cuộc sống thôn quê chất phác, đạm bạc nhưng thanh cao.

4. Hai câu kết: chân lý về cuộc sống.

– Phú quý chỉ là một giấc chiêm bao, ảo mộng.

– Thái độ coi thường, phú quý, danh lợi.

=> Quan niệm sống cao cả của một bậc đại nhân, đại chí.

=>Bài học về quan niệm sống, lẽ sống: Con người nên sống thanh thản, yêu thương nhau, trân trọng và gìn giữ vẻ đẹp bình dị, nhân cách thanh cao đồng thời phê phán lối sống xa xỉ, chạy theo vật chất, danh lợi cá nhân.

Kết bài:

– Khái quát lại giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

Bố cục

Bố cục (2 phần)

– Phần 1 (bốn câu đầu): Cuộc sống hàng ngày của nhà thơ

– Phần 2 (bốn câu sau): Quan niệm sống và vẻ đẹp nhân cách nhà thơ 

ND chính

Bài thơ như lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi.

Chia sẻ: Tailieuhay.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *