Soạn Tấm Cám siêu ngắn

Soạn bài Tấm Cám siêu ngắn nhất trang 65 SGK ngữ văn 10 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài

Câu 1:

Trả lời câu 1 trang 72 SGK Ngữ văn 10, tập 1

+ Sự việc chiếc yếm đỏ: Cám lừa lấy hết tôm tép của Tấm và giành được yếm đỏ -> Tấm khóc, Bụt hiện lên an ủi và khuyên Tấm đem cá bống còn sót lại về nuôi.

+ Sự việc cá bống: mẹ con Cám rình bắt bống ăn thịt -> mất người bạn thân thiết, Tấm khóc, Bụt hiện lên dặn Tấm chôn xương bống vào bốn chân giường.

+ Sự việc Tấm đi xem hội – thử giày: dì ghẻ trộn thóc và gạo bắt Tấm ở nhà nhặt để không cho Tấm đi hội

=> Tấm khóc, Bụt hiện lên sai đàn chim giúp Tấm nhặt thóc, lại bảo Tấm lấy quần áo dưới bốn chân giường để đi hội.

+ Sự việc cái chết của Tấm: Tấm trèo hái cau để cúng giỗ cha, dì ghẻ ở dưới chặt cây à Tấm chết, dì ghẻ đưa Cám vào thế chỗ Tấm trong cung.

+ Sự việc chim vàng anh: Chim vàng anh về quấn quýt bên vua và cảnh cáo Cám (Phơi áo chồng tao…rách áo chồng tao) à mẹ con Cám bảo nhau giết vàng anh ăn thịt.

+ Sự việc cây xoan đào và khung cửi: Cây xoan đào tỏa bóng mát cho vua nằm võng, khung cửi để dệt áo cho vua, khung cửi kết tội Cám (Cót ca cót két …khoét mắt ra) -> mẹ con Cám bảo nhau chặt cây, đốt khung cửi.

+ Sự việc gắn với bà lão hàng nước và quả thị: Tấm hóa thành quả thị rồi về ở với bà hàng nước, sau vua nhờ miếng trầu Tấm têm ở hàng nước mà nhận ra vợ và đưa về cung.

=> Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám phát triển từ thấp đến cao, trở thành mâu thuẫn sống còn. Trong đó, mẹ con Cám tàn nhẫn độc ác, tận diệt Tấm đến cùng. Tấm từ nạn nhân thụ động chỉ biết khóc và nương nhờ vào Bụt trở nên mạnh mẽ, hành động quyết liệt.

=> Mâu thuẫn có 2 giai đoạn: mâu thuẫn quyền lợi trong gia đình (từ đầu đến đoạn Tấm đi hội) và mâu thuẫn xã hội dữ dội một mất một còn (từ khi Tấm chết cho đến hết).

Câu 2:

Trả lời câu 2 trang 72 SGK Ngữ văn 10, tập 1

Tấm hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị: đều là những vật bình dị, gần gũi nhưng thơm tho, hữu ích, đáng quý trong đời sống nhân dân.

Những lần hóa thân này chẳng những gợi vẻ đẹp của Tấm mà còn gợi những phẩm chất tốt đẹp và tinh thần tranh đấu của Tấm (trong những lần hóa thân này, Tấm kết tội Cám, quấn quýt bên nhà vua và vẫn sống trong cung đúng vị trí của mình, Cám không thể thay thế).

Tấm ẩn mình trong quả thị và sau hóa lại làm người: Tấm trở lại là chính mình và làm lại cuộc đời, chi tiết này cho thấy chiến thắng của Tấm trước mẹ con Cám tàn độc.

=> Quá trình biến hóa thể hiện sức sống mãnh liệt và sự chiến thắng của Tấm, của  cái thiện và của công lý.

Câu 3:

Trả lời câu 3 trang 72 SGK Ngữ văn 10, tập 1

Tấm trả thù Cám bằng cách dội nước sôi cho Cám chết, dì ghẻ biết tin cũng lăn ra chết.

– Kết thúc này cho thấy tinh thần đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân, cái ác phải bị trừng trị, con người không chỉ biết yêu thương hay sống lương thiện mà còn phải biết căm hờn, biết diệt trừ cái xấu.

=> Đây là cái kết hợp lí, thỏa mãn ước mơ công lí của nhân dân: ở hiền gặp lành ác giả ác báo.

Câu 4:

Trả lời câu 4 trang 72 SGK Ngữ văn 10, tập 1

Mâu thuẫn thứ nhất là mâu thuẫn trong gia đình phụ quyền thời cổ giữa dì ghẻ và con chồng. Nguyên nhân là vấn đề thừa kế gia sản, quyền lợi vật chất giữa các thành viên.

– Mâu thuẫn thứ hai là mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác.Tấm đại diện cho cái thiện, sự ngay thẳng, mẹ con Cám hiện thân của cái ác, giả dối, lười biếng.

– Mâu thuẫn thứ ba là mâu thuẫn giai cấp: mâu thuẫn giữa người bị áp bức với kẻ áp bức. 

LUYỆN TẬP

Câu hỏi (trang 72 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Đặc trưng của thể loại truyện cổ tích thần kì được biểu hiện trong Tấm Cám:

– Cốt truyện có sự tham gia của nhiều yếu tố thần kì: nhân vật ông Bụt, xương cá Bống và những lần biến hóa của nhân vật Tấm

– Truyện được kết cấu theo khuôn mẫu phổ biến của truyện cổ tích thần kì: nhân vật chính phải trải qua nhiều hoạn nạn cuối cùng mới được hưởng hạnh phúc.

– Truyện phản ánh những xung đột trong xã hội thời kì đã có sự phân chia giai cấp.

– Thể hiện ước mơ của nhân dân lao động về sự công bằng, hạnh phúc gia đình.

– Truyện kết thúc có hậu thể hiện tư tưởng nhân đạo của nhân dân ta.


Bố cục

Bố cục ( 3 phần )

– Phần 1 (từ đầu … “việc nặng”): giới thiệu các nhân vật

– Phần 2 (tiếp … “bà ngồi bán hàng”): sự hóa thân và đấu tranh của Tấm

– Phần 3 (còn lại): Tấm được trở về đoàn tụ với vua

ND chính

– Truyện cổ tích Tấm Cám phản ánh những xung đột xã hội sâu sắc, đồng thời, thể hiện khát vọng cháy bỏng của nhân dân lao động về một xã hội công bằng, hạnh phúc.

Tóm tắt

      Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm hiền lành, chăm chỉ, tốt bụng. Cám thì lười biếng, được cưng chiều. Vì bố mất sớm nên Tấm phải ở cùng với người gì ghẻ và người em cùng cha khác mẹ là Cám. Tấm luôn bị mẹ con Cám đối xử bất công và cực nhọc. Một lần Tấm và Cám đi bắt tép, ai bắt được nhiều tép hơn sẽ được thưởng. Cám lừa Tấm lên bờ rồi chút hết tép trong giỏ của Tấm vào giỏ mình. Trong giỏ của Tấm chỉ còn lại một con cá bống. Tấm khóc nức nở và được Bụt hiện lên giúp đỡ. Nhờ sự giúp đỡ của Bụt, Tấm có người bạn để tâm sự là cá bống, có quần áo mặc đi chơi hội, được bầy chim sẽ giúp đỡ. Đến ngày hội làng, khi đi xem hội Tấm lỡ đánh rơi một chiếc giày và được nhà vua nhặt được. Vua truyền lệnh: hễ ai ướm giày vừa chân thì vua sẽ lấy làm hoàng hậu. Tấm đi vừa chiếc giày và trở thành hoàng hậu. Thấy vậy, mẹ con Cám ghen tị. Một lần Tấm về giỗ cha, nàng trèo lên hái cau thì mẹ con Cám chặt cây cau và hại chết Tấm. Sau lần ấy, Cám vào cung tiến cung. Tấm nhiều lần hóa thân biến thành con chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, và cuối cùng là trong quả thị để trở thành con gái của bà cụ. Nhờ miếng trầu têm mà vua nhận ra Tấm. Nàng trở lại làm hoàng hậu. Mẹ con Cám chết.

Chia sẻ: Tailieuhay.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *