Soạn Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối siêu ngắn

Soạn bài Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối siêu ngắn nhất SGK Ngữ văn 10 tập 2, giúp tiết kiệm thời gian soạn bài

PHẦN I

LUYỆN TẬP VỀ PHÉP ĐIỆP (ĐIỆP NGỮ)

Câu 1: (trang 124 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

a. Ngữ liệu (1):

– Cụm từ nụ tầm xuân được lặp lại nguyên vẹn giúp:

+ Nhịp thơ như chững lại diễn tả sự thảng thốt và nuối tiếc của người con trai khi nghe tin cô gái mình yêu thương đi lấy chồng.

+ Nếu thay thế bằng cụm từ hoa tầm xuân sẽ làm mất đi ý nghĩa cô gái đang ở độ tuổi thiếu nữ (khi chưa lấy chồng) và không logic với vế sau nở ra cánh biếc. Nếu thay thế bằng cụm từ hoa cây này, cách biểu đạt mất vẻ đẹp thẩm mĩ và cũng đánh mất ý nghĩa như cụm từ hoa tầm xuân.

+ Các cụm từ cá mắc câu, chim vào lồng lặp lại ở hai câu sau nhằm nhấn mạnh tình cảnh bị ràng buộc của cô gái. Không lặp lại như thế thì sự so sánh đã rõ ý nhưng không tô đậm được tâm trạng vô vọng và bi kịch bế tắc giữa hai người. Cách lặp này khác với nụ tầm xuân ở trên (nụ tầm xuân ở cuối câu 2 được lặp lại ở đầu câu 3 trong khi các cụm từ chim vào lồng, cá mắc câu cùng ở câu 2 nay tách ra để lặp lại ở đầu câu 3 và câu 4).

b. Việc lặp từ trong các ngữ liệu này không mang màu sắc tu từ mà chỉ nhằm tạo nhịp điệu, tạo tính cân đối, hài hòa để dễ thuộc, dễ nhớ.

c. Phép điệp: là biện pháp tu từ lặp lại một yếu tố ngôn ngữ nào đó (vần, nhịp, từ, cụm, từ) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc hoặc tạo tính hình tượng cho ngôn ngữ nghệ thuật.

Câu 2: (trang 125 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

a. Ba ví dụ có điệp từ, điệp câu nhưng không có giá trị tu từ: Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm; Lá lành đùm lá rách; Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.

b. Ba ví dụ trong những bài văn đã học có phép điệp:

       Hương gượng đốt hồn đà mê mải

      Gương gượng soi lệ lại châu chan

Sắt cầm gượng gảy ngón đàn

Khi tỉnh rượu lúc tàn canh/Giật mình mình lại thương mình xót xa.

Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp.

c. Viết đoạn văn có phép điệp theo nội dung tự chọn.

PHẦN II

LUYỆN TẬP VỀ PHÉP ĐỐI

Câu 1: (trang 126 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

a. Ở ngữ liệu (1), (2), cách sắp xếp từ ngữ đặc biệt ở chỗ mỗi câu được tách thành hai vế có số tiếng bằng nhau khiến cả câu có tính nhịp nhàng, cân đối. Sự phân chia ấy được gắn kết bởi biện pháp đối. Vị trí của các danh từ (chim, người; tổ, tông), các tính từ (đói, rách; sạch, thơm), các động từ (có, diệt, trừ) đối nhau bởi chúng đứng ở những vị trí ngữ pháp giống nhau trong các vế.

b. Ngữ liệu (3) dùng tiểu đối (Khuôn trăng đầy đặn đối với nét ngài nở nangMây thua nước tóc đối với tuyết nhường màu da). Trong ngữ liệu (4), câu trên đối với câu dưới.

c. Một số ví dụ về câu đối:

– Trong “Bình Ngô đại cáo”: Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập/Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xứng đế một phương.

– Trong “Truyện Kiều”:

Dập dìu lá gió cành chim

Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Trường Khanh

Khi tỉnh rượu lúc tàn canh

Giật mình mình lại thương mình xót xa

– Trong thơ Đường luật: Xiên ngang mặt đất rêu từng đám/Đâm toạc chân mây đá mấy hòn (Trích bài “Tự tình” II của Hồ Xuân Hương).

d. Định nghĩa: Phép đối là biện pháp sử dụng từ ngữ tạo nên sự cân đối về cấu trúc, hài hòa về âm thanh, nhịp điệu tạo nên nét nghĩa tương đồng hoặc tương phản để nhấn mạnh một nội dung nào đó.

 Câu 2 (trang 126 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

a. Phép đối trong tục ngữ có tác dụng tao nên nhạc điệu, tính hài hòa cân đối, dễ thuộc, dễ nhớ. Không thể thay thế những từ trong đó chúng đã được lựa chọn để đối nhau cả về từ loại và ý nghĩa, phù hợp với liên tưởng ngôn ngữ, thói quen ngôn ngữ của nhân dân. Phép đối thường dựa vào các biện pháp ngôn ngữ đi kèm về vần, từ, câu để phát huy hiệu quả.

b. Tục ngữ tuy ngắn nhưng cô đọng, có sức khái quát cao, giàu tính hình tượng. Bên cạnh đó, nhờ phép đối mà các câu tục ngữ càng dễ thuộc, dễ nhớ, dễ lưu truyền, dễ sử dụng. Tục ngữ đúc kết kinh nghiệm sống nghìn đời của nhân dân ta.

Câu 3: (trang 126 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

a. Tìm ví dụ về các kiểu đối:

Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt/ Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng (Tú Xương)

Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử/ Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

–  Mai cốt cách tuyết tinh thần/ Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười (Nguyễn Du)

– Vầng trăng ai xẻ làm đôi/ Nửa in gối chiếc  nửa soi dặm trường (Nguyễn Du)

b. Tập ra vế đối: HS tự làm.

Chia sẻ: Tailieuhay.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *