Soạn văn siêu ngắn: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn

Soạn bài Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn siêu ngắn nhất trang 41 Ngữ văn 10 tập 2, giúp tiết kiệm thời gian soạn bài

Câu 1:

Câu 1: (trang 44 SGK Ngữ văn 10, tập 2)

– Nội dung lời trình bày:

+ Chống giặc phải tùy thời tạo thế, các thời không giống nhau, cách giặc tiến công cũng không giống nhau, phải tỉnh táo và linh hoạt trong dụng binh.

+ Chú trọng việc xây dựng đội quân đoàn kết, một lòng như cha con.

+ Thượng sách giữ nước là khoan thư sức dân.

– Lời trình bày cho thấy kinh nghiệm dày dặn, tài năng bản lĩnh và tâm huyết của Trần Quốc Tuấn đối với vua, với nước.

Câu 2:

Câu 2: (trang 44 SGK Ngữ văn 10, tập 2)

– Phản ứng khi nghe lời khuyên can của Yết Kiêu, Dã Dượng, Hưng Vũ Vương: cảm phục đến khóc, khen ngợi hai người, Ngầm cho là phải.

– Nghe câu nói cổ vũ của Hưng Nhượng Vương: rút gươm kể tội, trách mắng, lại dặn Hưng Vũ Vương không cho Quốc Tảng vào viến khi qua đời.

=> Trần Quốc Tuấn có lòng trung nghĩa tuyệt đối với vua, với nước, với nhân dân. Ông cũng là người thận trọng, quyết đoán, có quan điểm riêng và đặc biệt nghiêm khắc trong giáo dục. Vẻ đẹp nổi bật ở đây là việc đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích cá nhân hẹp hòi.

Câu 3:

Câu 3: (trang 44 SGK Ngữ văn 10, tập 2)

– Nhân cách của Trần Quốc Tuấn:trung quân ái quốc, công bằng liêm chính, nhìn xa trông rộng, tài năng đức độ.

=> Nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật: đặt nhân vật vào nhiều mối quan hệ (vua, dân, gia nô, con cái) và những tình huống thử thách, nhân vật tự bộc lộ mình qua cách lựa chọn, hành động, lời nói trong các tình huống ấy. 

Câu 4:

Câu 4: (trang 44 SGK Ngữ văn 10, tập 2)

– Kể chuyện không theo trình tự thời gian mà ngược dòng từ thời điểm Hưng Đạo Vương bị ốm (sao sa: điềm báo qua đời) trở về trước.

– Cách kể chuyện hấp dẫn bằng cách kể lại những tình huống tiêu biểu, quan trọng để làm nổi bật nhân vật, không kể triền miên, lan man.

– Khéo léo lồng ghép những nhận xét sắc sảo về nhân vật giúp định hướng người đọc.

– Kể sử nhưng không nặng nề về sự kiện, thời gian mà tập trung vào những câu chuyện sinh động làm nổi bật tính cách, phẩm chất của nhân vật, tạo hứng thú cho người đọc.

Câu 5:

Câu 5: (trang 45 SGK Ngữ văn 10, tập 2)

 Đáp án B

LUYỆN TẬP

Câu 1: (trang 45 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Tóm tắt:

      Khi Hưng Đạo Vương ốm, vua ngự tới thăm và hỏi về kế sách chống giặc. Đại Vương kể khắp xưa nay rồi nói: muốn thắng trận phải tùy thời mà tạo thế. Điều cốt yếu là có một đội quân một lòng như cha con. Vả lại phải lấy dân làm gốc, đó là thượng sách giữ nước của đấng quân vương. Quốc Tuấn có tư chất từ nhỏ. Lớn lên dung mạo khôi ngô, tuấn tú, tài trí hơn người. Trước khi mất, cha ông dặn phải lấy cho được thiên hạ. Ông ghi nhớ lời cha nhưng không cho là phải. Sau ông đem chuyện ấy kể cho gia nô và hai người con trai nghe để phân định người hiền tài, kẻ bạc nhược nhỏ nhen. Tất thảy đều rõ ràng hết cả. Quốc Tuấn có công lớn, vua ban thưởng, gia phong là Thượng Quốc Công. Vua còn cho phép ông được quyền phong tước cho người khác. Nhưng ông chưa bao giờ phong tước cho ai. Quốc Tuấn từng soạn sách để kêu gọi, khích lệ binh tướng xả thân cứu nước giúp vua. Ông lại khéo tiến cử rất nhiều người hiền tài cho đất nước. Bản thân Đại Vương cũng từng ra quân hàng trăm trận, lập nên công nghiệp hiếm có, tiếng vang còn truyền đến tận mai sau.

Câu 2: (trang 45 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Những câu chuyện có liên quan đến Trần Quốc Tuấn:

– Ba lần đánh tan quân Nguyên-Mông

– Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên-Mông thế kỉ XIII (Hà Văn Tấn-Phạm Thị Tâm).

 



Bố cục

Bố cục (3 phần)

– Phần 1 (“Tháng sáu… giữ nước”): Lời khuyên vua Trần về kế sách giữ nước của Trần Quốc Tuấn.

– Phần 2 (“Quốc Tuấn là con… viếng”): Trần Quốc Tuấn với lời trăng trối của cha, trong câu chuyện với gia nô và hai con trai.

– Phần 3 (còn lại): Những công tích lớn, trước tác chính và lời dặn con của Trần Quốc Tuấn.

ND chính

Nội dung chính:

Khắc hoạ hình ảnh Trần Quốc Tuấn, một vị tướng đủ đức, nhân, trí, dũng, được nhân dân phong thánh, thờ phụng ở các đền trong nước. 


Chia sẻ: Tailieuhay.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *