Soạn bài Sống chết mặc bay siêu ngắn nhất trang 74 SGK ngữ văn 7 tập 2 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Nội dung chính
Sống chết mặc bay cho thấy sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống cơ cực của người dân và cuộc sống sa hoa, sung sướng của bọn cầm quyền mà đứng đầu là tên quan phụ mẫu lòng lang dạ thú. Thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước cuộc sống cơ cực của người dân do thiên tai và sự thờ ơ, vô trách nhiệm của bọn cầm quyền đưa đến mà đứng đầu là tên quan phủ độc ác. |
Câu 1: => 2
Trả lời câu 1 (trang 81, SGK Ngữ văn 7, tập 2):
Bố cục: gồm 3 đoạn
– Đoạn 1 (Từ đầu … đến “khúc đê này hỏng mất”): Nguy cơ vỡ đê và sự nỗ lực chống đỡ của người dân.
– Đoạn 2 (Tiếp … đến “điếu mày”): cảnh quan phủ cùng nha lại đánh tổ tôm khi đi hộ đê.
– Đoạn 3 (Còn lại): Cảnh vỡ đê, nhân dân lâm vào tình trạng thảm sầu.
Trả lời câu 2 (trang 81, SGK Ngữ văn 7, tập 2):
a) Hai mặt tương phản cơ bản trong truyện “Sống chết mặc bay”: một bên là cảnh nhân dân đang vật lộn căng thẳng vất vả trước nguy cơ đê vỡ, một bên là cảnh quan phủ cùng nha lại, chánh tổng lao vào cuộc tổ tôm ngay trong khi họ đi hộ đê.
b) Làm rõ sự tương phản:
– Dân hộ đê: hàng trăm nghìn người, làm việc từ chiều, vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả. Người nào người nấy ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử.
– Quan đi hộ đê: Ngồi trong đình cao ráo, vững chãi, nhàn nhã, chơi tổ tôm, không cho phép ai quấy rầy lúc chơi bài, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết ra sao khi mà đê vỡ.
c) Quan đi hộ đê:
– Ngồi nơi an toàn, đẹp đẽ, có người hầu bài.
– Dùng đồ ngon vật lạ, sang trọng.
– Tư thế đường bệ, ung dung, nhàn nhã. Không màng chuyện đê vỡ, thậm chí còn khó chịu. Khi quan vui mừng ù ván bài cũng là lúc nước tràn, nhà cửa trôi, kẻ sống người chết.
d) Dụng ý của tác giả trong việc dựng hai cảnh tương phản này nhằm mục đích so sánh, làm nổi bật sự đối lập giữa cảnh người dân khốn khổ với cảnh quan phụ mẫu vui sướng vì thắng ván bài.
– Tố cáo sự vô trách nhiệm tham lam lòng lang dạ thú của bọn quan lại.
– Xót thương cho tình cảnh khốn cùng, nghìn sầu muôn thảm của người dân khi chống chọi bão lũ.
Câu 3:
Trả lời câu 3 (trang 82, SGK Ngữ văn 7, tập 2):
a) Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ trời mưa, của độ nước sông dâng cao, của nguy cơ đê vỡ, của cảnh hộ đê vất vả, căng thẳng của người dân:
– Mưa mỗi lúc một tầm tã: “mưa gió ầm ầm”
– Nước sông dâng cao: nước sông Nhị Hà lên to quá, dưới sông thời nước cứ cuồn cuồn bốc lên.
– Âm thanh: tiếng trống, tiếng tù và, tiếng người gọi nhau đi hộ đê mỗi lúc một âm ĩ.
– Sức người ngày càng yếu, sức nước ngày càng to, nguy cơ vỡ đê đến gần, rồi đê vỡ.
b) Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ ham mê bài bạc của tên quan:
– Mê đến nỗi trước sân đình mưa như trút nước mà không hề hay biết: “đê vỡ mặc đê, sông nước dù nguy, không bằng nước bài cao thấp”
– Dân phu báo tin đê vỡ vẫn thờ ơ, lên giọng quát nạt.
– Đê vỡ trong niềm vui cực độ: Ù! Thông tôm, chi chi nảy của viên quan phụ mẫu.
c) Sự kết hợp của nghệ thuật tương phản và tăng cấp đã tố cáo và phê phán hành động ham mê bài bạc, vô trách nhiệm của viên quan, mải mê ăn chơi, ích kỉ, nhẫn tâm đến mất nhân tính.
Câu 4:
Trả lời câu 4 (trang 82, SGK Ngữ văn 7, tập 2):
Giá trị hiện thực, nhân đạo và nghệ thuật của truyện:
– Giá trị hiện thực:
+ Phản ánh bộ mặt giai cấp thống trị mà tiêu biểu là tên quan ham mê bài bạc, vô trách nhiệm và nhẫn tâm.
+ Phản ánh tình cảnh khốn khổ của người dân nghèo trong xã hội phong kiến.
– Giá trị nhân đạo của truyện:
+ Cảm thông với sự vất vả, khốn khổ của người lao động trước cảnh thiên tai xảy ra do thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại.
+ Lên án sự thờ ơ, vô trách nhiệm đến mức độc ác của bọn quan lại.
Luyện tập
Trả lời câu 1 (trang 83, SGK Ngữ văn 7, tập 2):
Các hình thức đã được vận dụng trong truyện Sống chết mặc bay:
Hình thức ngôn ngữ |
Có |
Không |
Ngôn ngữ tự sự |
X |
|
Ngôn ngữ miêu tả |
X |
|
Ngôn ngữ biểu cảm |
X |
|
Ngôn ngữ người kể chuyện |
X |
|
Ngôn ngữ nhân vật |
X |
|
Ngôn ngữ độc thoại nội tâm |
|
X |
Ngôn ngữ đối thoại |
X |
|
Trả lời câu 2 (trang 83, SGK Ngữ văn 7, tập 2):
Qua ngôn ngữ đối thoại của tên quan phủ, có thể thấy hắn hiện lên với một nhân cách xấu xa, bỉ ổi. Đó là một tên quan vô trách nhiệm, tham lam và tàn bạo. Từ đây cũng cần phải rút ra một nhận định rằng: trong tác phẩm tự sự ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nên tính cách của nhân vật.
Chia sẻ: Tailieuhay.net