Bài 150: Cho $ Delta ABC$ có 3 góc nhọn. Đường tròn tâm I đường kính BC cắt AB tại F, cắt AC tại E. BE cắt CF tại H
- Trong $ Delta ABC$ điểm H gọi là gì ?
- Gọi K là điểm đối xứng của H qua I và M là điểm đối xứng của H qua BC. Chứng minh 5 điểm A, B, K, M, C cùng thuộc một đường tròn. Xác định râm và bán kinh của đường tròn này.
- Gọi O’ là trung điểm của AH. Chứng minh O’OIM là hình thang cân
G là trọng tâm của $ Delta ABC$. So sánh diện tích của $ Delta AOG$ và $ Delta AHG$
Bài 151: Cho $ Delta ABC$ có $ widehat{A}={{90}^{o}}$ (AB < AC) nội tiếp (O; R), có đường cao AH. Gọi M là trung điểm AC
- Chứng minh: A, M, O, H cùng thuộc một đường tròn. Xác định tâm I của đường tròn này.
- Chứng minh: (O) và (I) tiếp xúc nhau
- Đường tròn (I) cắt AB tại N. Chứng minh: I, M, N thẳng hàng
Bài 152: Cho $ Delta ABC$ cân tại A, có O là trung điểm của BC và BC = 2a. Đường tròn (O) tiếp xúc với AB, AC lần lượt tại H và K. Qua D trên cung nhỏ HK, kẻ tiếp tuyến với (O) cắt AB và AC ở M và N
- Chứng minh: A, H, O, K cùng thuộc một đường tròn.
- Chứng minh: $ widehat{{MON}}=widehat{{ABC}}$
- Tính tích BM.CN theo a
- Định vị trí của MN sao cho BM + CN đạt giá trị nhỏ nhất.
Bài 153: Cho $ Delta ABC$ cân tại A, các đường cao AD và BE cắt nhau tại H. Vẽ đường tròn (O) có đường kính AH. Chứng minh:
- Điểm E nằm trên đường tròn (O)
- DE là tiếp tuyến của đường tròn (O)
Bài 154: Cho đường tròn tâm (O; R) đường kính AB và điểm M trên đường tròn sao cho $ widehat{{MAB}}={{60}^{o}}$. Kẻ dây MN vuông góc với AB tại H
- Chứng minh AM và AN là các tiếp tuyến của đường tròn (B, BM)
- Chứng minh $ M{{N}^{2}}=4AH.HB$
- Chứng minh tam giác BMN là tam giác đều và điểm O là trọng tâm của nó.
- Tia MO cắt đường tròn (O) tại E, tia MB cắt (B) tại F. Chứng minh ba điểm N, E, F thẳng hàng.