Toán lớp 8

Kiến thức Toán lớp 8, các dạng toán cơ bản và nâng cao Toán 8, bài tập Toán 8 bồi dưỡng học sinh khá giỏi ôn luyện trong các kì thi.

Diện tích hình thang

Công thức tính diện tích hình thang Diện tích hình thang bằng một nửa tích của tổng hai đáy với chiều cao. $ \displaystyle S=\frac{1}{2}(a+b).h$ Lý thuyết tính diện tích hình thang: Muốn tính diện tích hình thang ta cộng tổng hai đáy rồi nhân với chiều cao, sau đó chia đôi.

Diện tích tam giác

1. Định lý Diện tích tam giác bằng nửa tích của một cạnh với chiều cao ứng với cạnh đó. $ \displaystyle S=\frac{1}{2}ah$ 2. Hệ quả Diện tích tam giác vuông bằng nửa tỉ số hai cạnh góc vuông. $ \displaystyle S=\frac{1}{2}bc$

Diện tích đa giác

Khái niệm diện tích đa giác Số đo của một phần măt phẳng giới hạn bởi một đa giác được gọi là diện tích đa giác đó. Mỗi đa giác có một diện tích xác định. Diện tích đa giác là một số dương. Diện tích đa giác có các tính chất sau: – Hai […]

Lý thuyết đường thẳng song song

1. Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song Định nghĩa: Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song là khoảng cách từ một điểm tùy ý trên đường thẳng này đến đường thẳng kia. h là khoảng cách giữa hai đường thẳng song song a và b. 2. Tính chất của các điểm cách […]

Định nghĩa, tính chất hình chữ nhật

1. Định nghĩa hình chữ nhật Hình chứ nhật là tứ giác có bốn góc vuông. Hình chữ nhật cũng là một hình bình hành. ABCD là hình chữ nhật ⇔ ABCD là tứ giác có $ \displaystyle \widehat{A}=\widehat{B}=\widehat{C}=\widehat{D}$ Nhận xét: Hình chữ nhật cũng là một hình bình hành cũng là một hình thang cân. 2. […]

Định nghĩa, tính chất hình bình hành

1. Định nghĩa hình bình hành Hình bình hành là tứ giác có các cạnh dối song song. ABCD là hình bình hành ⇔ $ \displaystyle \left\{ \begin{array}{l}AB//CD\\AD//BC\end{array} \right.$ Nhận xét: Hình bình hành là một hình thang có hai cạnh bên song song. 2. Tính chất hình bình hành Định lí: Trong hình bình hành: a) Các […]

Phép chia các phân thức đại số

1. Phân thức nghịch đảo Hai phân thức được gọi là nghịch đảo của nhau nếu tích của chúng bằng 1. Nếu $ \displaystyle \frac{A}{B}$ là một phân thức khác 0 thì $ \displaystyle \frac{A}{B}.\frac{B}{A}=1$ Do đó: $ \displaystyle \frac{B}{A}$ là phân thức nghịch đảo của phân thức $ \displaystyle \frac{A}{B}$ $ \displaystyle \frac{A}{B}$ là phân thức […]

Phép nhân các phân thức đại số

1. Quy tắc nhân các phân thức đại số Muốn nhân hai phân thức ta nhân các tử thức với nhau, các mẫu thức với nhau rồi rút gọn phân thức vừa tìm đươc. $ \displaystyle \frac{A}{B}.\frac{C}{D}=\frac{A.C}{B.D}$ 2. Các tính chất của phép nhân các phân thức a) Tính chất giao hoán $ \displaystyle \frac{A}{B}.\frac{C}{D}=\frac{C}{D}.\frac{A}{B}$ b) Tính chất […]

Phép trừ các phân thức đại số

1. Phân thức đối Hai phân thức được gọi là đối nhau nếu tổng của chúng bằng 0 Phân thức đối của phân thức $ \displaystyle \frac{A}{B}$ được kí hiệu là $ \displaystyle -\frac{A}{B}$ Vậy $ \displaystyle -\frac{A}{B}=\frac{-A}{B}$ và $ \displaystyle -\frac{-A}{B}=\frac{A}{B}$ 2. Phép trừ phân thức Muốn trừ phân thức $ \displaystyle \frac{A}{B}$ cho phân thức […]

Phép cộng các phân thức đại số

1. Cộng hai phân thức cùng mẫu thức Muốn cộng hai phân thức cùng mẫu thức ta cộng các tử thức với nhau, giữ nguyên mẫu thức. $ \displaystyle \frac{A}{B}+\frac{C}{B}=\frac{A+C}{B}$ 2. Cộng phân thức có mẫu thức khác nhau Quy tắc: Muốn cộng hai phân thức có mẫu thức khác nhau ta quy đồng mẫu […]